Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 chân trời bài 7: Bố của Xi - mông(Simon)
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người? Hãy viết đoạn văn khoảng 10 – 15 câu trình bày suy nghĩ của em về hai câu hỏi trên.
Câu 2: Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp “sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt” Xi-mông hay không? Vì sao? (Trình bày bằng đoạn văn ngắn 6 – 8 dòng).
Câu 1:
Em hãy chú ý một số điểm sau:
- Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông rất khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng. Cách nhìn của tác giả là cách nhìn thể hiện tình yêu thương, đồng thời bày tỏ sự đồng cảm với nỗi đáng thương của hai mẹ con. Trái ngược với điều đó, người dân trong vùng lại có thái độ khinh bỉ, ghét bỏ hai mẹ con.
- Cách nhìn ấy gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về lòng thương yêu con người: “Thương người như thể thương thân” – thương người chính là thương những hoàn cảnh khó khăn của con người, là thương lấy mọi người như thương chính bản thân mình. Bởi mỗi người đều có nỗi khổ riêng, đều có câu chuyện riêng nên thay vì khinh miệt hay ghét bỏ, chúng ta hãy biết trao cho nhau tình yêu thương, từ đó chữa lành cho nhau, hàn gắn vết thương và tạo nên cuộc sống có ý nghĩa, tràn ngập hạnh phúc.
Câu 2:
Em có thể tham khảo đoạn văn sau:
Em đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp "sẽ kéo tai tất cả những đứa bắt nạt” Xi-mông, bởi lời hứa đó chính là lời hứa của một người cha dành cho con, bảo vệ người con trước sự áp bức, bắt nạt của bạn bè. Hình ảnh bác Phi-líp hiện lên với lời hứa trên đã mang lại sự ấm áp, an toàn cho Xi-mông, làm xua tan đi biết bao tủi nhục mà Xi-mông phải trải qua khi không có cha. Giờ đây, bác Phi-líp đã trở thành người cha của Xi-mông, sẽ đứng ra che chở, yêu thương, bảo vệ đứa con Xi-mông của mình, thậm chí là xả thân vì con mình.
Bình luận