Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 chân trời bài 6: Thực hành tiếng Việt

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu), trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ, nêu cảm nhận của em về bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu), trong đó có ít nhất 1 câu sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, nêu cảm nhận của em về hai câu cuối bài thơ “Nam quốc sơn hà”.


Câu 1: 

Em hãy chú ý đến những điểm sau:

- Bốn câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên hoang vắng, rộng lớn của Đèo Ngang đối lập với sự nhỏ bé, ít ỏi của con người nơi đây được thể hiện bằng những hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng (cỏ cây, đá, lá, hoa), từ láy đặc sắc (lom khom, lác đác), điệp từ (chen), nghệ thuật đảo ngữ và đối xứng (thể hiện rất rõ trong câu 3 – 4).

=> Tâm trạng của tác giả: Cảnh vật đó góp phần làm nổi bật tâm trạng cô đơn, rợn ngợp của tác giả trước thiên nhiên bao la. Đây chính là thủ pháp “tả cảnh ngụ tình” tiêu biểu của thơ luật Đường.

- Bốn câu sau: Nỗi nhớ nước, thương nhà da diết cùng nỗi buồn thầm lặng, cô đơn, lẻ loi – “một mảnh tình riêng” của tác giả trước khung cảnh “trời, non, nước”, thể hiện qua nghệ thuật đảo ngữ, chơi chữ, điệp từ và cách ngắt nhịp ở câu thơ cuối.

+ Gợi ý:

Câu hỏi tu từ có thể sử dụng trong đoạn văn nêu cảm nhận: Phải chăng cảnh vật đó góp phần làm nổi bật tâm trạng cô đơn, rợn ngợp của tác giả trước thiên nhiên bao la?

Tác dụng: Nhấn mạnh tâm trạng cô đơn, lẻ loi, rợn ngợp của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn.

Câu 2: 

Trong “Nam quốc sơn hà”, hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được tinh thần quyết tâm, đánh đuổi kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Nói với quân giặc bằng thái độ căm hận tác giả khinh bỉ “nghịch lỗ” – lũ quân bạo ngược làm trái với ý trời dám đem quân xâm lược nước ta. Đó là lời cảnh báo cũng chính là lời thách thức nhằm khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm phạm nước ta thì chắc chắn sẽ chuốc lấy bại vong. Có thể nói, hai câu cuối trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” đã thể hiện rất rõ ràng và hùng hồn tinh thần của nhân dân ta trước sự xâm phạm của thế lực thù địch.

+ Chú thích: Trong đoạn văn, biện pháp đảo ngữ được sử dụng ở câu: Nói với quân giặc bằng thái độ căm hận tác giả khinh bỉ “nghịch lỗ” – lũ quân bạo ngược làm trái với ý trời dám đem quân xâm lược nước ta.

Tác giả nói với quân giặc bằng thái độ căm hận, khinh bỉ “nghịch lỗ” – lũ quân bạo ngược làm trái với ý trời dám đem quân xâm lược nước ta.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác