Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 chân trời bài 4: Vắt cổ chảy ra nước; may không đi giày

III. VẬN DỤNG (03 câu)

Câu 1: So sánh thủ pháp gây cười trong 2 câu chuyện.

Câu 2: So sánh keo kiệt và tiết kiệm.

Câu 3: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về sự keo kiệt.

 


Câu 1: 

Thủ pháp

Giống nhau

Khác nhau

Vắt cổ chày ra nước

May không đi giày

Tạo tình huống trào phúng

Bất ngờ, gây sự tò mò, hấp dẫn, hài hước

Keo kiệt, tính toán chi li với người khác

Keo kiệt với chính bản thân mình

Sử dụng biện pháp tu từ

Chơi chữ

Chơi chữ đến từ người khác

Chơi chữ đến từ chính bản thân nhân vật

Câu 2:

- Keo kiệt là cách sống hà tiện, bủn xỉn, chỉ biết giữ của cho mình hoặc thậm chí là keo kiệt với chính bản thân mình.

- Ngược lại tiết kiệm là lối sống tích cực, chi tiêu hợp lý, biết chia sẻ nhưng không hoang phí.

- Ví dụ khi cùng chi tiền để đầu tư cho sức khỏe, những người keo kiệt sẽ nghĩ chỉ cần ăn nhiều, không cần cải thiện bữa ăn, không cần bổ sung thêm các chất, không khám sức khỏe định kỳ. Trong khi đó, những người tiết kiệm sẽ chi tiêu hợp lí, hạn chế mua những thứ không cần thiết, để tiền đi thăm khám, mua thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe.

Câu 3: 

-          Lấy anh mà cậy mà nhờ

      Ăn hơn miếng cháy anh làm tờ để ra.

-    Mồm nhà, điếu mượn, thuốc đi xin

      Diêm đánh thó, nỏ hề mất chi cả.

-          Của mình thì giữ bo bo

      Của người thì muốn ngả mo mà đùm.

-    Nói thì như mây như gió

      Cho thì lựa những vỏ cùng xơ.

-    Uống nước không chừa cặn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác