Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 8 chân trời bài 4: Vắt cổ chảy ra nước; may không đi giày

IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)

Câu 1: So sánh truyện cười và truyện ngụ ngôn.

Câu 2: Viết bài văn bàn về tính tiết kiệm của con người.


Câu 1:

 

Truyện cười

Truyện ngụ ngôn

Giống nhau

- Cùng thuộc loại truyện dân gian.

- Kết cấu truyện ngắn gọn, đơn giản.

- Đều có tính chất gây cười.

Khác nhau

- Dùng yếu tố gây cười , thú vị , kết thúc bất ngờ. 

- Có mục đích: mỉa mai, châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu, những quan niệm cổ hủ,... của con người trong xã hội cũ.

- Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người.

- Có mục đích giáo dục, khuyên răn, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ.

Câu 2: 

  1. Mở bài:

Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: khẳng định ý nghĩa của sự tiết kiệm.

  1. Thân bài:
  2. Giải thích: Thế nào là tiết kiệm?

Tiết kiệm là sử dụng của cải, vật liệu.. một cách đúng mức, không xa hoa, lãng phí, sử dụng của cải vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình, xã hội vào những việc vô ích.

  1. Biểu hiện của tiết kiệm

- Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp việc cần đóng góp cũng không đóng góp.

- Tiết kiệm cũng không phải là dè sẻn, để dành, cất kín những tiền của dư thừa, mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở (VD: Người dân nào có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà)

- Sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian.. một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí cũng là tiết kiệm.

  1. Nguyên nhân tại sao phải tiết kiệm

- Đó là truyền thống của người Việt Nam.

+ Chúng ta đã có những tấm gương sáng ngời như Cụ Hồ, vua Lý Thái Tổ “mặc áo sô, đi giày gai”.

+ Chọn đồ thì chọn những thứ “nồi đồng cối đá”, đồ hư thì sửa lại dùng chứ không bao giờ vứt đi cả đống.

+ Trong kháng chiến luôn có các câu khẩu hiệu: “Cần kiệm để kháng chiến”

- Tiết kiệm là quốc sách, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội.

+ Đối với đất nước Việt Nam ta chưa phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hằng năm hứng chịu biết bao thiên tai.. thì phải tiết kiệm tiết kiệm để tích lũy vốn, phát triển sản xuất, góp phần đưa đất nước phát triển tiến lên, phồn vinh, thịnh vượng, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Tiết kiệm giúp đỡ gia đình làm giảm chi tiêu, gánh nặng cho gia đình.

+ Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa, là biểu hiện đạo đức mỗi người. Người sống tiết kiệm sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng. Kẻ xa hoa ăn xổi ở thì chỉ khiến người ta ghét bỏ khinh bỉ. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chỉ tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có.

+ Giúp chủ động cho tương lai, nhất là những lúc gặp khó khăn hoạn nạn, lúc người nhân, bạn bè cần giúp đỡ.

  1. Cần tiết kiệm như thế nào?

Ai cũng cần tiết kiệm, tiết kiệm mọi nơi mọi lúc:

- Tiết kiệm tiền của, vật tư trong sản xuất, trong sinh hoạt, trong tiêu dùng của toàn xã hội cũng như của mỗi cá nhân.

- Tiết kiệm thời giờ, sử dụng giờ hợp lý, có hiệu quả.

- Tiết kiệm sức lao động (cải tiến, sắp xếp hợp lý nhất mọi công việc được phân công, tránh làm hùng hục, vô tổ chức).

- Học sinh thì phải biết tiết kiệm thời giờ, đồ dùng, giấy bút, giữ gìn và bảo vệ tài sản của công và của riêng mình như sách giáo khoa, đồ dùng học tập, bàn ghế trường lớp..

- Em luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân, em luôn chăm chỉ học tập và phụ giúp bố mẹ.

- Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí của Nhà nước.

  1. Phê phán, mở rộng vấn đề

- Một số bạn luôn suy nghĩ lệch lạc, gia đình bạn khá giỏi nên bạn muốn tiêu xài bao nhiêu thì tiêu, không biết tiết kiệm vì bạn luôn nghĩ dù có tiêu xài thế nào cũng chẳng ảnh hưởng gì đến đất nước, mà tiết kiệm thì sợ bạn bè chê trách là bủn xỉn. Những suy nghĩ đó các bạn nên dùng lại và suy nghĩ một cách đúng đắn hơn.

- Cần phân biệt tiết kiệm với lối sống ki bo, bủn xỉn, chỉ biết đến bản thân mình.

  1. Kết bài

Tiết kiệm là một đức tính tốt mà mỗi người chúng ta cần học tập, chúng ta cần phải hiểu rõ được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hành tiết kiệm.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác