Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 cánh diều bài 4: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện gì?

Câu 2: Đọc đoạn trích sau (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long) và trả lời câu hỏi:

  1. a) – Anh nói nữa đi. – Ông giục.

– Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.

Câu hỏi: Người nói, người nghe những câu in đậm dưới đây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

Câu 3: Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối.

A: Mai về quê với mình đi!

B: /.../

A: Đành vậy.


Câu 1:

Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây:

- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

Câu 2:

- Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.

- Hàm ý của câu in đậm là "Mời bác và cô vào uống nước.".

- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết "Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà" và "ngồi xuống ghế" cho biết điều này.

Câu 3: 

- Có thể nêu việc phải làm vào ngày mai (nên không thể đi được), ví dụ: "Bận ôn thi", "Phải đi thăm người ốm"....

- Chú ý là phải dùng câu chứa hàm ý "từ chối" theo yêu cầu của đề bài, không dùng những câu không rõ chủ định như "Để mình xem đã!", "Mai hằng hay."....


Bình luận

Giải bài tập những môn khác