Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 cánh diều bài 4: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Có những nghĩa hàm ẩn tuỳ thuộc ngữ cảnh. Hãy lấy ví dụ chứng minh.

Câu 2: Có những nghĩa hàm ẩn không tuỳ thuộc vào ngữ cảnh. Hãy lấy ví dụ chứng minh.

Câu 3: Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:

  1. Có tật giật mình.

Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày, còn có nửa gang.

Câu 4: Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:

Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.

  1. Lời nói gói vàng.
  2. Lưỡi sắc hơn gươm.

Câu 5: Đọc đoạn trích sau từ truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và trả lời câu hỏi:

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

– Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

– Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại.

Câu hỏi: Trong hai câu nói của con bé, câu nào có chứa hàm ý? Hàm ý đó là gì? Vì sao con bé phải dùng hàm ý?


Câu 1: 

Ví dụ: Ngày mai tôi đi Hà Nội.

- Có thể hiểu là: “Ngày mai tôi không gặp mặt với nhóm được”, nhưng cũng có thể hiểu: “Anh có cần gửi gì cho người thân ở Hà Nội thì tôi sẽ mang giúp cho",... Những nghĩa này tuỳ thuộc vào nội dung trao đổi trước đó giữa người nói (người viết) và người nghe (người đọc).

Câu 2: 

Ví dụ: Nó lại đi Đà Lạt.

- Câu này cho biết một người nào đó đi Đà Lạt, và nhờ từ “lại” mà ta có thể suy ra trước đó người này đã từng đi Đà Lạt. Nghĩa hàm ẩn này được suy ra từ nghĩa của từ ngữ ở trong câu, chứ không tuỳ thuộc vào ngữ cảnh.

Câu 3: 

  1. a) Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ là: một người có lỗi, có sai phạm thì dễ chột dạ khi có ai nói động đến.

  2. b) Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ là: đời người rất ngắn ngủi nên nếu ta ngủ nhiều thì sẽ rất lãng phí thời giờ

Câu 4: 

  1. a) Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ là: đừng nên cười nhạo, chế giễu một ai đó quá đáng vì sau này ta cũng có thể rơi vào hoàn cảnh như vậy.

  2. b) Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ là: nếu chúng ta nói ra được những lời nói hay, bổ ích thì nó sẽ có giá trị như ngàn vàng.

  3. c) Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ là: chỉ lời nói độc địa.

Câu 5: 

- Trong hai câu của con bé nói với ba nó, chỉ có câu “Cơm chín rồi!” là có chứa hàm ý, hàm ý đó chính là nội dung đã được đưa ra trong lời nói ban đầu của nó: mời anh Sáu vào ăn cơm. Con bé phải dùng một câu có hàm ý vì nói trống không thì anh Sáu giả vờ không hiểu, còn nó thì không muốn gọi anh Sáu là ba.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác