Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 cánh diều bài 3: Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Hãy viết một/hai đoạn văn (15 – 20 dòng) dùng phương pháp quy nạp hoặc diễn dịch để trình bày về vấn đề môi trường.

Câu 2: Đoạn văn sau được tổ chức theo cách nào: diễn dịch, quy nạp hay một cách khác? Vì sao?

“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”

Câu 3: Đoạn văn sau được tổ chức theo cách nào: diễn dịch, quy nạp hay một cách khác? Vì sao?

          “Cốm trộn hạt dẻ trở thành món ăn đặc sản, sang trọng. Khi trong nhà có khách, ông chủ bày cốm hạt dẻ mời trả. Con rể thì dâng cốm hạt dẻ lễ bố mẹ vợ nhân ngày Tết thưởng trăng. Học trò mang cốm trộn hạt dẻ biếu thầy cô. Tóm lại, cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân.”

Câu 4: Đoạn văn dưới đây được tổ chức theo kiểu nào? Vì sao em cho là vậy?

“Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò "mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng" chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình... Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.”

Câu 5: Đoạn văn dưới đây được tổ chức theo kiểu nào? Vì sao em cho là vậy?

“Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.”

Câu 6: Đoạn văn dưới đây được tổ chức theo kiểu nào? Vì sao em cho là vậy?

“Nguyên Hồng (1918 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).”


Câu 1:

Gợi ý làm bài: Môi trường là một vấn đề đã được đặt ra từ lâu và được coi là vấn đề cấp thiết trên toàn cầu tuy vậy đến nay vấn đề này không hề hết nóng. Vậy nên ở đây các em có thể viết về một khía cạnh của môi trường như: tình trạng ô nhiễm môi trường chung, bảo vệ môi trường, năng lượng xanh, tình trạng ô nhiễm nơi em đang ở, liệu chúng ta nên giải quyết theo cách thông thường hay tìm những hướng đi mới,… Vấn đề có rất nhiều thông tin trên mạng mà các em có thể khai thác nên hãy đảm bảo có dẫn chứng là các số liệu cụ thể.

Câu 2: 

- Đoạn văn được tổ chức theo một cách khác. Đoạn văn này không có câu chủ đề, các câu có chức năng đồng đều.

Câu 3: 

- Đoạn văn được tổ chức theo cách phối hợp cả diễn dịch và quy nạp. Ta có thể thấy rằng câu chủ đề nằm ở cả đầu đoạn và cuối đoạn.

Câu 4: 

Đây là đoạn văn diễn dịch. Lí do: câu đầu là câu chủ đề, các câu sau chứng minh cho câu đó.

Câu 5: 

Đây là đoạn văn song song. Lí do: Không có câu chủ đề. Đoạn văn chỉ là một sự liệt kê những lời kể, tả hiện thực.

Câu 6: 

Đây là đoạn văn song song. Lí do: Đoạn văn không có câu chủ đề. Các câu trong đoạn là những thông tin khách quan nói về tiểu sử của Nguyên Hồng, không định hướng người đọc theo một quan điểm nào.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác