Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Người mẹ vườn cau

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Văn bản “Người mẹ vườn cau” là kiểu truyện ngắn nào?

Câu 2: Hãy nhận xét về lời nói của các nhân vật trong truyện.

Câu 3: Hãy nhận xét về việc miêu tả không gian, cảnh vật, con người trong truyện.


Câu 1:

- Văn bản này được viết theo kiểu truyện ngắn kể lại sự việc giản dị, đời thường.

- Truyện chỉ nói về hai sự kiện chính là hai cha con về thăm bà nội và một chuyện gợi nhớ về bà của nhiều năm sau. Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng phủ lên đó là những cảm xúc, tâm trạng khiến người ta phải suy ngẫm.

Câu 2:

- Đầu tiên, em hãy liệt kê các lời thoại theo nhân vật.

- Một số điểm em có thể thấy qua lời nói của các nhân vật trong truyện:

+ Lời nói mang màu sắc riêng của nhân vật: lời của bà nội thể hiện sự quan tâm “Má tưởng con …”, cách nói của nội mang tính điển hình của người xưa “Tiên tổ mầy,…”, lời nói của nhân vật “tôi” là kiểu trẻ con chưa biết nhiều,…

+ Lời nói mang màu sắc địa phương

+ Lời nói góp phần thể hiện tâm trạng, cảm xúc của của nhân vật. Chú ý những câu nói ở đoạn hai cha con nói chuyện lúc đi ngủ và ở phần (2).

+ Chú ý đến sự chuyển biến về lời nói: những lời nói ở phần đầu thường vui sau dần có sự biến đổi. Điều này nhằm thể hiện ý đồ của tác giả.

Câu 3: 

- Đầu tiên, em hãy liệt kê một số câu miêu tả tiêu biểu như các câu nói về khung cảnh trời mưa ở phần (1) và (2); cảnh vườn sai trữu quả; các câu miêu tả về ngoại hình của nội.

- Qua đó, em có thấy một số điểm sau:

+ Tác giả sử dụng đa dạng các tính từ, trạng từ, phụ từ để việc miêu tả được chân thật, sinh động.

+ Tác giả thường sử dụng câu cú kiểu mỗi câu nhiều ý, ví dụ như: “Mưa nhiều, con đường từ dưới bến lên nhà, đất bùn lẹp nhẹp, tôi ngã oành oạch.

+ Việc miêu tả góp phần làm nổi bật những nét điển hình về người mẹ. Người mẹ ở các miền quê xưa thường quen sống trong căn nhà đơn sơ, gắn với ruộng vườn. Họ là những người tảo tần,… Ở phần (2), chú ý đến câu “Tối đó mưa xập xoài rả rích,…”. Câu này có sự liên kết với tâm trạng lúc này của nhân vật người cha.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác