Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Người mẹ vườn cau

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Cốt truyện của văn bản “Người mẹ vườn cau” có gì đáng chú ý?

Câu 2: Hình ảnh “người mẹ vườn cau” được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào?

Câu 3: Em ấn tượng với chi tiết nào về hình ảnh “người mẹ vườn cau” nhất? Vì sao?

Câu 4: Ngôn ngữ trong truyện là ngôn ngữ ở miền nào?


Câu 1: 

Cốt truyện của văn bản có điểm đáng chú ý là:

- Tác giả mượn chuyện làm bài kiểm tra để rồi nói về người mẹ của ba mình.

- Câu chuyện chính được tách ra làm hai phần: phần một nói về chuyến về quê thăm nội, phần hai không tiếp diễn ngay chuyện phần một mà nói về một câu chuyện sau đó khi mà ba của “tôi” đã lâu không về thăm nội.

Câu 2: 

Các chi tiết về “người mẹ vườn cau”:

- (*) Nội ở một mình, nhà có vườn cau.

- Nội trong gầy gò, cười phô cả lợi, vui sướng đón các con cháu về thăm.

- Nội gắp thức ăn cho “tôi”, bảo “tôi” một cách hiền từ: “Ăn cho mau lớn, con”.

- (*) Nội ôm “tôi” vào lòng, ngồi trên võng bố đưa kèn kẹt.

- Nội dẫn “tôi” ra vườn xem cây cối.

- Bà nắm tay “tôi”, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc.

- Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho “tôi” ngủ.

- (*) Theo lời kể của ba, nội là một bà mẹ anh hùng nhưng không phải anh hùng theo kiểu mà “tôi” nghĩ.

- (*) Bà có dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua, nheo nheo.

- (*) Bà bảo chú Biểu đến nhà mang cho xâu ếch dài. Bà rất nhớ con cháu.

Các chi tiết tiêu biểu là các chi tiết có đánh dấu (*)

Câu 3:

Hãy chọn lựa một chi tiết tiêu biểu và trình bày lí do theo cảm nhận của em.

Ví dụ:

- Em ấn tượng với chi tiết “nội là một bà mẹ anh hùng”. Chi tiết này hay vì nó thể hiện sự khác biệt trong lối suy nghĩ của trẻ em và người lớn. Nhân vật “tôi” trong truyện còn nhỏ, có thể là bị ảnh hưởng bởi các truyện võ thuật hay lời nói của bạn bè, cho rằng “anh hùng phải cao to, đẹp khoẻ”. Nhưng để trở thành một anh hùng không cần phải trở thành một nhân vật thần thánh như vậy, mà chỉ cần như nội vườn cau là đủ. “Nội bán ve chai”, “Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức”. Nội vẫn phải vui vẻ sống một mình khi những người con yêu dấu của mình đã ra đi. Nội đã làm những việc phi thường, xứng đáng là một anh hùng. Qua lời kể của ba mình, nhân vật “tôi” phần nào hiểu được điều đó và cảm thấy thương nội hơn.

Câu 4:

- Ngôn ngữ trong văn bản là ngôn ngữ ở miền Nam. Điều đó có thể được nhận ra thông qua các từ ngữ địa phương trong bài như: ba (bố), má (mẹ), vầy (vậy), méc (mách), tòn tọt ((uống) rất nhanh và nhiều), sui (thông gia), mùng (màn),…


Bình luận

Giải bài tập những môn khác