Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 kết nối bài 8: Pa-ra-lim-pích (Paralypic): Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng)

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1:  Phát biểu suy nghĩ của bạn về khả năng kì diệu của con người sau khi đọc các thông tin về một số vận động viên thể thao khuyết tật trong văn bản.

Câu 2: Văn bản giúp bạn hiểu thêm gì về nỗi đau? Ta có thể ứng xử như thế nào với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của mình và của người khác?

Câu 3: Kể tên những bài viết về Pa-ra-lim-pic hoặc về những vận động viên thể thao khuyết tật.


Câu 1:  

Người khuyết tật mang trên mình nhiều khuyết điểm, thiếu sót về ngoại hình hay nhận thức đã trở thành một phần của thế giới này. Bằng sức mạnh của bản thân, họ đã tự vực dậy và tỏa sáng rực rỡ ở một thế vận hội thể thao, một điều tưởng chừng như không thể. Con người có thể không được lựa chọn nơi mình sinh ra, không được lựa chọn dáng vẻ bên ngoài của mình nhưng khả năng kì diệu của con người là có được quyền tự do chọn lựa một thái độ, một cách sống, một cách nhìn. Những vận động viên khuyết tật thể thao đã vượt qua mọi giới hạn của bản thân để khẳng định bản thân, chứng tỏ giá trị của mình, họ “tàn nhưng không phế”, vẫn đang miệt mài cống hiến những giá trị tốt đẹp cho xã hội. Có người đã từng nói: “Nếu bạn không nhận được một điều kỳ diệu, hãy tự mình trở thành một điều kỳ diệu”. Chúng ta cần một tinh thần kiên cường, bản lĩnh để đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Bạn sẽ không thể biết được những khả năng tiềm ẩn của bản thân nếu bạn không tự bứt phá chính mọi giới hạn của chính mình. Không có giới hạn nhất định nào với khả năng của con người, đó chỉ là những miền đất chưa được khám phá nên đừng ngần ngại và vội vàng từ bỏ bản thân,

 

Câu 2: 

Cuộc sống của chúng ta không phải là một con đường rải đầy hoa hồng và tràn ngập hạnh phúc. Cuộc sống được tạo nên từ những mảng màu sáng tối, có hạnh phúc thì sẽ có những khổ đau. Nỗi đau của người khác chúng ta không thể cảm nhận rõ bằng chính bản thân họ. Đó là thứ có thể nhấn chìm tâm hồn con người vào những hố sâu tuyệt vọng, cảm giác tựa như cây kim cắm sâu vào trái tim. Nhất là với những người khuyết tật, họ không chỉ trải qua nỗi đau về thể xác mà còn cả nỗi đau từ sâu thẳm tâm hồn là sự tự ti, mặc cảm, nỗi sợ cô đơn, bị kì thị, xa lánh. Chúng ta là những người may mắn hơn, có một cơ thể khỏe mạnh, bình thường, chúng ta cần sự sẻ chia, đồng cảm thay vì kì thị và phân biệt đối xử với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của người khác. Nếu bản thân chúng ta cũng có những nỗi đau và những khiếm khuyết, hãy học cách yêu và trân trọng nó, bởi trên thế gian này không có gì là hoàn hảo cả. Dù trong hoàn cảnh như nào cũng nên mạnh mẽ đối mặt, sống một cách tích cực, lạc quan và lan tỏa nó tới mọi người xung quanh. Khi đó, phải chăng mọi nỗi đau sẽ chấm dứt, thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn?

 

Câu 3: 

- Paralympic Tokyo 2020 sẵn sàng trước ngày khai mạc.

- Những điều chưa biết về Paralympic 2020.

- Paralympic và những bài học vượt ra ngoài thể thao

- Airasia tặng vé máy bay miễn phí cho các vận động viên Asean đạt huy chương tại Paralympic.

- Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam lên đường tham dự Paralympic Tokyo 2020.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác