Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 kết nối bài 8: Pa-ra-lim-pích (Paralypic): Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng)

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1:  Nêu ý hiểu của em về nhan đề văn bản văn bản “Pa-ra-lim-lích (paralimpic): một lịch sử chữa lành những vết thương”?

Câu 2: Phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.

Câu 3: Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn bản “Pa-ra-lim-lích (paralimpic): một lịch sử chữa lành những vết thương”?

 


Câu 1:  

Nhan đề văn bản “Pa-ra-lim-lích (paralimpic): một lịch sử chữa lành những vết thương”đã đề cập đến tên thế vận hội thể thao dành cho người khuyết tật cũng là đối tượng trung tâm mà tác giả bài viết muốn hướng đến. “Một lịch sử chữa lành những vết thương” là muốn nhắc đến lịch sử hình thành của thế vận hội Pa-ra-lim-pic, những vết thương của người khuyết tật tham gia thế vận hội được chưa lành và xoa dịu. Nhưng đó không phải là vết thương về thể xác mà là ở tâm hồn, họ được tiếp thêm động lực sống, nghị lực sống, họ được hòa nhập và được công nhận như những người bình thường khác trong xã hội. Điều quan trọng hơn là những người khuyết tật đã không bị bỏ lại và lãng quên, họ có thể làm nên những điều phi thường như chúng ta đã thấy.

 

Câu 2: 

Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản là bức ảnh bác sĩ Gắt-mừn và thế hệ những vận động viên đầu tiên ở giải đấu tiền thân của Pa-ra-lim-pich cung cấp cho người đọc chân dung của người sáng lập ra giải đấu và hình dung được sự tích cực, lạc quan của những vận động viên khuyết tật. Từ đó, người đọc có thể nhận thấy những ý nghĩa thiết thực mà Pa-ra-lim-pich mang lại.

 

Câu 3: 

Trong văn bản “Pa-ra-lim-lích (paralimpic): một lịch sử chữa lành những vết thương”, tác giả sử dụng yếu tố tự sự thông qua những câu chuyện về các vận động viên khuyết tật. Yếu tố tự sự có vai trò làm rõ, mang tính cách thực, mang đến lượng thông tin lớn, chi tiết về Pa-ra-lim-pích, giúp người viết đạt được hiệu quả truyền đạt thông tin tốt hơn về quá trình tham gia thế vận hội và những thay đổi tích cực của người khuyết tật.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác