Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 kết nối bài 7: "Và tôi vẫn muốn mẹ" (Trích Những nhân chứng cuối cùng - Solo cho giọng trẻ em)

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1:  Theo bạn, những yếu tố nào có khả năng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà bạn nhận được từ văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ..." là gì?

Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong văn bản: "Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ".

Câu 3: Qua văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ”, nêu cảm nhận của em về chiến tranh trong mắt trẻ thơ?


Câu 1:  

Các chi tiết: Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này. Chúng phải trải qua một mình mà không được ở bên cạnh bố mẹ. Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có. Trong con mắt của những đứa trẻ ngây thơ này, thì đó như là những người cha của mình vì cha của những đứa trẻ này cũng đang phục vụ cho quân đội. Vì quân Đức đang chiếm đóng và tàn phá nặng nề, những đứa trẻ sẽ được đến những nơi mà không có chiến tranh. Nhưng đến nơi không có chiến tranh thì cuộc sống của những đứa trẻ vẫn không thể có một cuộc sống đủ đầy. Không có chỗ ăn, chỗ ngủ mà phải chợp mắt trên những đống rơm rạ. Chúng thiếu thốn đồ ăn đến mức mà những người bảo mẫu ở đấy phải giết cả con vật đang chở nước để ăn. Thiếu đồ ăn ngày một nhiều đến mức những đứa trẻ phải ăn cả vỏ cây và những chồi non, nếu như chúng không muốn chết đói. Thiếu đồ ăn không phải là điều tồi tệ nhất với những đứa trẻ mà là việc chúng phải xa gia đình của mình. Những đứa trẻ nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc, khiến cho những người giáo viên không dám nhắc đến mẹ trước mặt bọn chúng. Khi ngày càng nhớ mẹ, nhân vật tôi đã trốn đi để tìm mẹ.

Thông điệp: Chiến tranh đã khiến những gia đình phải xa cách, sinh ly tử biệt. Chiến tranh là thứ tàn phá nhân loại. 

 

Câu 2: 

Hai câu cuối trong văn bản “Và tôi vẫn  muốn có mẹ” đã gợi cho chúng ta rất nhiều những suy ngẫm sâu sắc. Chiến tranh trong câu chuyện mà tác giả nhắc đến là cuộc chiến chống phát xít Đức cướp mất hàng chục triệu con người Liên Xô và nó được tái hiện thông qua kí ức của nhân vật “tôi”. Tác giả đã khai thác từ kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi khi đã trường thành. “Tôi” đã từng là một cậu bé, những chết chóc, mất mát, tang thương in hằn lên kí ức, ám ảnh suốt cuộc đời. Chiến tranh đã lùi xa vào qua khứ nhưng những tổn thương trong tâm hồn, sự thiếu vắng tình yêu thương là những nỗi đau hằn lên trái tim họ mãi mãi. Dù là năm tuổi, mười lăm tuổi hay năm mươi mốt tuổi và thậm chí là quãng đời còn lại, khát khao vòng tay yêu thương của mẹ cũng luôn cháy bỏng. Từ đó, tác giả đã chứng minh rằng chiến tranh dù với bất cứ lí do gì cũng là phi nhân tính, là tàn ác và không thể nào biện bạch.

 

Câu 3: 

Văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” đã chạm đến một khía cạnh rất mới khi viết về đề tài chiến tranh đó là khai thác từ những kí ức trẻ thơ. Đa phần những đứa trẻ đều không biết đến chiến tranh là thế nào trước khi chiến tranh tìm đến chúng, thậm chí chúng không hiểu ý nghĩa của hai từ “chết chóc”. Lần đầu tiên, chúng bị đẩy vào thế giới của người lớn, cố gắng đi tìm ba mẹ mình mặc dù đã thấy ba mẹ mình bị giết vì nghĩ chỉ là thất lạc. Trong văn bản, ta thấy sự đối lập giữa sự hồn nhiên của trẻ thơ với bản chất tàn nhẫn của chiến tranh được dẫn dắt qua nhiều cung bậc cảm xúc từ bình lặng, ngỡ ngàng, đến đau đớn, khao khát… “Và tôi vẫn muốn có mẹ” là giọng nói được cất lên cuối văn bản không chỉ của nhân vật tôi mà là tiếng nói đại diện cho những đứa trẻ trong chiến tranh, những giọng nói hơn nửa thế kỷ vẫn quặn thắt trong lòng những nhân chứng chờ được cất lên. Những cô bé, cậu bé đã trưởng thành nhưng khi nhắc đến mảng kí ức về chiến tranh, “cái người lớn” trong họ như được gột sạch, nước mắt trẻ thơ luôn nặng hơn mọi lý lẽ có thể dẫn ra để bào chữa cho chiến tranh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác