Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 cánh diều bài 2: Biện pháp tu từ đối

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Biện pháp tu từ đối thường được sử dụng ở những câu nào trong thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Cho ví dụ.

Câu 2: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong đoạn thơ dưới đây:

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai

Người quốc sắc kẻ thiên tài,

Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,

Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn

Bóng tà như giục cơn buồn,

Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.

Dưới dòng nước chảy trong veo,

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha.

Câu 3: a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu)?

  1. b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn lưu truyền?


Câu 1:

- Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

- Ví dụ (Thu điếu, Nguyễn Khuyến):

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Câu 2: 

- Biện pháp tu từ đối có trong đoạn thơ:

+ Xuân lan – thu cúc

+ Người quốc sắc – kẻ thiên tài (1)

+ Tình trong – mặt ngoài, như đã – còn e (2)

+ Cơn tỉnh – cơn mê

+ Rốn ngồi – dứt về, chẳng tiện – chỉn khôn (chẳng xong)

+ Khách – người, đà – còn, lên ngựa – ghé theo.

- Tác dụng: Tạo nhịp điệu, tạo sự cân xứng, nhấn mạnh sự tương đồng (VD: 1), nhấn mạnh sự đối lập (VD: 2).

Câu 3: 

- Phép đối trong tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng thiên nhiên. Hơn nữa, dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng. Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp và phép điệp từ ngữ, lặp kết cấu ngữ pháp. Vì thế tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc. Ví dụ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác