Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 8 kết nối bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII được phản ánh như thế nào trong các câu ca dao sau:
Người đi dao rựa dắt lưng
Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng cao.
Câu 2:
- Nguyễn Hoàng hay Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên, là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền móng cho vương triều Nguyễn (1802 – 1945). Ông quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, ngày nay là Gia Miêu Ngoại Trang, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
- Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất của mình và mở rộng lãnh thổ hơn nữa về phía Nam. Các vị đế, vương hậu duệ của ông tiếp tục chính sách mở mang này và đã chống nhau với họ Trịnh bất phân thắng bại trong nhiều năm, cuối cùng họ Nguyễn đã hoàn thành việc thống nhất đất nước từ Nam đến Bắc ở đất liền, khởi đầu từ niên hiệu Gia Long (cháu đời thứ 10 của ông).
Câu 3:
- Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đầu thế kỷ XVII phát triển thương cảng Hội An, đẩy mạnh giao thương quốc tế, mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra đội Hoàng Sa khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng và một phần Bãi Cát Dài (Trường Sa hải chử) ở phía nam. Chúa Nguyễn Phúc Chu cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII chính thức xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với khu vực miền Đông Nam Bộ, lấy Sài Gòn, Gia Định làm trung tâm thu hút các nguồn lực và làm bàn đạp tiến ra chiếm lĩnh các vùng biển đảo ở khu vực nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Năm 1702 quân Anh bất ngờ đánh chiếm đảo Côn Lôn, xây dựng thành căn cứ kiên cố, âm mưu chiếm đóng lâu dài. Tháng 10 năm 1703, Trấn thủ dinh Trấn Biên theo lệnh của chúa Nguyễn Phúc Chu đã đánh đuổi quân Anh ra khỏi Côn Lôn, giành lại chủ quyền biển đảo.
- Năm 1708, Mạc Cửu đem toàn bộ vùng đất Hà Tiên dâng cho chúa Nguyễn và được chúa Nguyễn Phúc Chu giao cho chức Tổng binh cai quản trấn Hà Tiên. Năm 1711, Tổng binh trấn Hà Tiên Mạc Cửu được chúa Nguyễn Phúc Chu hậu thưởng và giao cho tổ chức khảo sát đo vẽ quần đảo Trường Sa.
- Như vậy đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông và vịnh Thái Lan. Lúc này, bên cạnh đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo giữa Biển Đông, chúa Nguyễn Phúc Chu còn đặt ra đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của đội Hoàng Sa) có trách nhiệm khai thác hóa vật, kiểm tra, kiểm soát thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực “các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên”.
Câu 1:
Câu ca dao phản ánh giai đoạn đầu của quá trình khai khẩn đất hoang, mở rộng bờ cõi. Người dân được khuyến khích đến những vùng đất hoàn toàn xa lạ, hoang vu, để xây dựng cuộc sống mới, phát triển kinh tế, dần dần biến những vùng đất hoang thành các trung tâm giao thương sôi động.
Câu 2:
- Nguyễn Hoàng hay Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên, là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền móng cho vương triều Nguyễn (1802 – 1945). Ông quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, ngày nay là Gia Miêu Ngoại Trang, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
- Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất của mình và mở rộng lãnh thổ hơn nữa về phía Nam. Các vị đế, vương hậu duệ của ông tiếp tục chính sách mở mang này và đã chống nhau với họ Trịnh bất phân thắng bại trong nhiều năm, cuối cùng họ Nguyễn đã hoàn thành việc thống nhất đất nước từ Nam đến Bắc ở đất liền, khởi đầu từ niên hiệu Gia Long (cháu đời thứ 10 của ông).
Câu 3:
- Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đầu thế kỷ XVII phát triển thương cảng Hội An, đẩy mạnh giao thương quốc tế, mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra đội Hoàng Sa khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng và một phần Bãi Cát Dài (Trường Sa hải chử) ở phía nam. Chúa Nguyễn Phúc Chu cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII chính thức xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với khu vực miền Đông Nam Bộ, lấy Sài Gòn, Gia Định làm trung tâm thu hút các nguồn lực và làm bàn đạp tiến ra chiếm lĩnh các vùng biển đảo ở khu vực nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Năm 1702 quân Anh bất ngờ đánh chiếm đảo Côn Lôn, xây dựng thành căn cứ kiên cố, âm mưu chiếm đóng lâu dài. Tháng 10 năm 1703, Trấn thủ dinh Trấn Biên theo lệnh của chúa Nguyễn Phúc Chu đã đánh đuổi quân Anh ra khỏi Côn Lôn, giành lại chủ quyền biển đảo.
- Năm 1708, Mạc Cửu đem toàn bộ vùng đất Hà Tiên dâng cho chúa Nguyễn và được chúa Nguyễn Phúc Chu giao cho chức Tổng binh cai quản trấn Hà Tiên. Năm 1711, Tổng binh trấn Hà Tiên Mạc Cửu được chúa Nguyễn Phúc Chu hậu thưởng và giao cho tổ chức khảo sát đo vẽ quần đảo Trường Sa.
- Như vậy đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông và vịnh Thái Lan. Lúc này, bên cạnh đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo giữa Biển Đông, chúa Nguyễn Phúc Chu còn đặt ra đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của đội Hoàng Sa) có trách nhiệm khai thác hóa vật, kiểm tra, kiểm soát thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực “các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên”.
Bình luận