Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 8 chân trời bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Lập sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hiểu gì về ý nghĩa, tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đối với xã hội Đại Việt.

“Cuộc chiến đấu quyết liệt của nông dân được làm vua, thua làm giặc, cả đời khốn khổ chua cay, ước sao chỉ được một ngày làm vua đó, tuy chưa giành được thắng lợi, nhưng đã là hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Ngoài, là những biểu hiện nổi bật, toàn diện của cuộc khủng hoảng đó”.

(Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam,

Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.204)

Câu 3: Trình bày một số hiểu biết của em về một di tích được xây dựng trong thời kì khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài.


Câu 1:

Sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

Sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

Câu 2:

Qua đoạn tư liệu, ý nghĩa, tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đối với xã hội Đại Việt được thể hiện:

- Ý nghĩa:

+ Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công.

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...

- Tác động: phong trào đã giáng đòn mạnh mẽ và đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện, chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

Câu 3: 

- Thành Bản Phủ nằm ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 9 km. Đây là một kỳ tích về xây dựng thành của họ Hoàng. Thành rộng hơn 80 mẫu. Sau lưng là sông Nậm Rốn. Tường thành đắp bằng đất, trồng tre gai vây quanh, loại tre được mang từ Thái Bình lên. Ngoài có hào sâu rộng 4-5 thước trên mặt thành ngựa, voi đi lại được. Thành có các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác…Năm 1981, Thành Bản Phủ được Bộ Văn hóa – Thông tin và Thể thao xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia.

- Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn cửa người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác