Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 8 chân trời bài 2: Cách mạng công nghiệp
VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Theo em, nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hỏa, tàu thủy,….thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào?
Câu 2: Trình bày về một thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.
Câu 3: Giới thiệu về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích trong cuộc cách mạng công nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.
Câu 4: Gạch chân dưới những nhận định sai và giải thích.
“Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. Nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp ra đời, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người từ thành thị về nông thôn kiếm ăn. Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp là hình thành ba giai cấp cơ bản – giai cấp tư sản, giai cấp vô sản và giai cấp phong kiến”.
Câu 5: Viết một văn ngắn (khoảng 600 chữ) mô tả về đời sống con người trong thời đại Cách mạng công nghiệp.
Câu 1:
Nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ,... thì:
- Quá trình sản xuất không được tối ưu hóa, dựa hoàn toàn vào sức lao động của con người và điều kiện tự nhiên. à Hiệu quả kinh tế thấp.
- Việc đi lại, vận chuyển hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn: không thể di chuyển một khoảng cách xa (từ vùng này sang vùng khác, quốc gia này sang quốc gia khác).
=> Tốn kém về thời gian và sức lực.
Vì vậy, kinh tế, xã hội và đời sống con người sẽ không thể phát triển, cuộc sống không văn minh, không thể tiến bộ theo chiều hướng tích cực.
Câu 2:
Giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.
- Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra động cơ hơi nước. Từ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận lợi, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ XIX. Sau đó, lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ và trở thành hiện tượng phổ biến, đồng thời mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản.
- Để tưởng nhớ công lao của Giêm Oát, người ta đã dựng tượng đài kỉ niệm tại Oét-xmin-tơ (Anh) khi ông qua đời năm 1819 với dòng chữ “Người đã nhân lên gấp bội sức mạnh của con người”.
Câu 3:
- Giêm Oát sinh trưởng trong một gia đình có nghề làm thợ mộc kiêm nhà buôn tại thị trấn nhỏ Grinốc trên bờ sông Cơlaiđơ thuộc nước Anh. Ngay từ thời thơ ấu, Oát đã tỏ ra là một chú bé thông minh và khéo tay hơn người.
- Máy hơi nước cải tiến của Oát đã nhận được bằng phát minh năm 1784. Ông đã thực hiện được ước mơ cao cả và đẹp đẽ nhất của đời mình là chế tạo được động cơ vạn năng. Chiếc máy của ông đã mở đường cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra ở Châu Âu suốt thế kỷ XVIII, XIX, đưa nhân loại bước sang thời kỳ công nghiệp hoá mạnh mẽ khởi đầu từ nước Anh lan ra Pháp, Đức và nhiều nước khác. Từ đó đưa xã hội loài người phát triển với tốc độ phi thường chưa từng có.
- Trong quá trình lịch sử của nền văn mình nhân loại, ít có phát minh nào lại có tác dụng và ảnh hưởng to lớn với sự phát triển của cả nền khoa học, kỹ thuật, sản xuất và các vật chất và cả chế độ xã hội của toàn thế giới như phát minh động cơ hơi nước vạn năng của Giêm Oát.
- Nhà phát minh vĩ đại nhất năm 1819 nhưng chiếc động cơ kỳ diệu của ông vẫn còn tiếp tục quay đều cùng với nhịp quay của bánh xe lịch sử của loài người.
Câu 4:
- Gạch chân dưới những nhận định sai: “Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. Nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp ra đời, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người từ thành thị về nông thôn kiếm ăn. Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp là hình thành ba giai cấp cơ bản – giai cấp tư sản, giai cấp vô sản và giai cấp phong kiến”.
- Giải thích:
+ Hệ quả về kinh tế: thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền công thương nghiệp , nhiều thành thị lớn đã ra đời và nhanh chóng trở thành tâm kinh tế lớn. từ đó, thu hút dòng người (đặc biệt là lực lượng người nghèo, nông dân bị mất ruộng đất) từ nông thôn lên thành thị kiếm sống.
+ Hệ quả về xã hội: đưa đến sự hình thành của 2 giai cấp – giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Bình luận