Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 6 KN bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại ở Ai Cập và Trung Quốc? 

Câu 2: Em hãy cho biết sự phân hóa giai cấp và tầng lớp trong xã hội cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc? 

Câu 3: Trình bày những đóng góp về văn hoá của cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc cho nhân loại trên một số lĩnh vực chữ viết, toán học và kiến trúc. 


Câu 1:

Vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại ở Ai Cập và Trung Quốc:

- Do nhu cầu của công tác trị thuỷ các dòng sông và xây dựng các công trình thuỷ lợi đã khiến những người nông dân ở những vùng này gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn.

- Các thành viên của công xã được gọi là nông dân công xã.

- Nông dân công xã là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất ở công xã để canh tác và phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

Câu 2: 

Sự phân hóa: Nhìn chung, xã hội cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc có sự phân hoá sâu sắc thành tầng lớp thống trị và giai cấp bị trị:

- Tầng lớp thống trị:

+ Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.

+ Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân. n quốc yến

- Tầng lớp bị trị:

+ Nông dân công xã: Sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng họ vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội.

+ Nô lệ: Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó và hầu hạ quý tộc.

Câu 3: 

- Về chữ viết: Cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc là những người đầu tiên phát minh ra chữ viết, lúc đầu là chữ tượng hình, sau này là chữ tượng ý.

+ Người Ai Cập dùng hình vẽ để biểu đạt ý niệm, suy nghĩ.

+ Người Lưỡng Hà có chữ viết hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn.

+ Người Ấn Độ có chữ viết sớm nhất là chữ Phạn. Sau đó được truyền đến các nước ở khu vực Đông Nam Á.

+ Người Trung Quốc có chữ viết thời cổ đại là chữ tượng hình, khắc trên mai rùa, xương thú,...

- Về toán học: Cư dân Ai Cập giỏi về hình học, giúp các nước trong việc đo đạc diện tích. Cư dân Lưỡng Hà giỏi về hệ thống số đếm, lấy số 60 làm cơ sở đã được các nước sử dụng để chia thời gian và chia vòng tròn thành 360 độ. Cư dân Ấn Độ phát minh các số từ 0 đến 9 được nhiều nước áp dụng,...

- Về kiến trúc: Nhiều di tích kiến trúc của cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, Vạn Lí Trường Thành ở Trung Quốc, những khu đền ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà...


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều