Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng KHTN 8 KNTT bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Hãy trình bày các cách làm giúp bếp củi cháy nhanh và lớn hơn. Giải thích ý nghĩa mỗi việc làm.
Câu 2: Cho 6g hạt kẽm vào một cốc chứa dung dịch H2SO4 4M (dư) khi ở nhiệt độ thường. Nếu vẫn giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ thay đổi một trong những điều kiện dưới đây thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào? Giải thích.
a) Thay 6g hạt kẽm bằng 6g bột kẽm
b) Thay dd H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M
c) Thực hiện phản ứng ở 50oC
d) Dùng thể tích ddung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi thể thích ban đầu
Câu 3: Trong quá trình sản xuất sulfuric acid có giai đoạn tổng hợp sulfur trioxide (SO3). Phản ứng xảy ra như sau:
2SO2 + O2 → SO3
Khi có mặt vanadium (V) oxide thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.
a) Vanadium (V) oxide đóng vai trò gì trong phản ứng tổng hợp sulfur trioxide?
b) Sau phản ứng, khối lượng của vanadium (V) oxide có thay đổi hay không? Giải thích.
Câu 4: Có hai ống nghiệm, mỗi ống đều chứa một mẩu đá vôi (thành phần chính là CaCO3) có kích thước tương tự nhau. Sau đó , cho vào mỗi ống khoảng 5ml dung dịch HCl có nồng độ lần lượt là 5% và 15%.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng, biết rằng sản phẩm tạo thành gồm CaCl2, CO2 và H2
b) Phản ứng hóa học ở ống nghiệm nào sẽ xảy ra nhanh hơn? Giải thích.
Câu 5: Tại sao trên các tàu đánh cá ngư dân phải chuẩn bị những hầm chứa đá lạnh để bảo quản cá?
Câu 1:
Các cách là bếp củi cháy nhanh và lớn hơn:
- Chẻ nhỏ củi để tăng diện tích tiếp xúc
- Xếp các thanh củi sao cho không gian thoáng để tăng nồng độ oxygen trong bếp củi.
- Nhóm bếp bằng rơm, lá, giấy,… để cung cấp nhiệt độ.
- Quạt thêm không khí cho bếp để tăng thêm nồng độ oxygen cho bếp củi
Câu 2:
a) Tốc độ phản ứng tăng lên do tăng diện tích tiếp xúc
b) Tốc độ phản ứng giảm xuống vì giảm nồng độ chất phản ứng
c) Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên do tăng nhiệt độ
d) Tốc độ phản ứng không biến đổi.
Câu 3:
a) Vanadium(V) oxide đóng vai trò là chất xúc táctrong phản ứng tổng hợp sulfur trioxide.
b) Sau phản ứng, khối lượng của vanadium(V) oxide khôngthay đổi. Do chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hoá học.
Câu 4:
a) PTHH CaCO3+ 2HCl → H2O + CO2↑ + CaCl2
b) Ống nghiệm chứa dung dịch HCl 15% phản ứng hóa học sẽ xảy ra nhanh hơn. Vì nồng độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. Do khi nồng độ các chất tham gia phản ứng tăng thì số phần tử hoạt động có trong một đơn vị thể tích tăng dẫn đến số va chạm có hiệu quả tăng → tốc độ phản ứng tăng.
Câu 5:
Giảm nhiệt độ khiến giảm tốc độ ôi thiu của cá. Ngăn sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại.
Bình luận