Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 8 KNTT bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng đốt cháy than?

Câu 2: Khi bảo quản thực phẩm trong tử lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng.

Câu 3: Viên than tổ ong thường có những lỗ tròn, theo em ứng dụng này đã tác động vào yếu tố già để tăng tốc độ phản ứng?

Câu 3: Viên than tổ ong thường có những lỗ tròn, theo em ứng dụng này đã tác động vào yếu tố già để tăng tốc độ phản ứng?

Câu 4: Hãy chỉ ra người ta đã lợi dụng những yếu tố nào nhằm tăng tốc độ phản ứng trong những trường hợp sau:

a)Dùng không khí nóng, nén thổi vào lò cao nhằm cháy than cốc trong quá trình sản xuất gang)

b) Nhung đá vôi trong nhiệt độ cao nhằm sản xuất vooii sống

c) Nghiền nhỏ nguyên liệu trước khi cho vào lò nung nhằm sản xuất clanhke (trong quá trình sản xuất xi măng)

Câu 5: Trường hợp nào sau có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong hai trường hợp sau:

a) để que đóm còn tàn đỏ ở ngoài không khí.

b) đưa que đóm còn tàn đỏ vào trong bình chứa khí oxygen.

Câu 6: Trong hai phản ứng sau phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn, phản ứng nào có tốc độ chậm hơn? Vì sao?

a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen

b) Sự gỉ sắt trong không khí


Câu 1. 

Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố nồng độ đã ảnh hưởng đến phản ứng đốt cháy than.

Câu 2:

Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố nhiệt độ để làm chậm tốc độ phản ứng.

Câu 3:

Với mục đích làm tăng tốc độ phản ứng, người ta phải làm tăng diện tích tiếp xúc của than với không khí. Vì vậy khi làm những lỗ nhỉ trên bề mặt than sẽ khiến than bắt cháy nhanh hơn và cháy lớn lơn.

Câu 4: 

a) Lợi dụng yếu tố nhiệt độ cao và tăng nồng độ (O2) làm tăng tốc độ phản ứng

b) Lợi dụng yếu tố nhiệt độ cao làm tăng tốc độ phản ứng.

c) Lợi dụng tác dụng diện tích tiếp xúc lớn để tăng tốc độ phản ứng.

Câu 5:

Trường hợp “b) đưa que đóm còn tàn đỏ vào trong bình chứa khí oxygen.” phản ứng xảy ra nhanh hơn vì tăng nồng độ chất phản ứng.

Câu 6: 

Phản ứng “a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen” tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn vì nhiệt độ cao hơn và nồng độ chất phản ứng (O2) cao hơn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác