Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng KHTN 8 KNTT bài 43: Quần xã sinh vật

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Cho các loài  sinh vật: Hải cẩu, xương rồng, bần, cáo tuyết, bò cạp, đước

Em hãy xác định các loài đặc trưng tương ứng với các quần xã sinh vật : bắc cực, sa mạc, rừng nập mặn.

Câu 2: Hãy sắp xếp quần xã trong các hình sau theo thứ tự giảm dần về độ đa dạng. Tại sao lại có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này?

 Câu 2: Hãy sắp xếp quần xã trong các hình sau theo thứ tự giảm dần về độ đa dạng. Tại sao lại có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này?

Câu 3: Em hãy phân tích hiệu quả của biện pháp “Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã” trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.


Câu 1: 

+ Quần xã sinh vật bắc cực: Hải cẩu, cáo tuyết.

+ Quần xã sinhh vật sa mạc: xương rồng, bò cạp.

+ Quần xã sinh vật rừng ngập mặn: bần, đước.

Câu 2:

- Thứ tự giảm dần về độ đa dạng của các quần xã trong các hình trên là:

 1→ 4 → 3 →2

- Có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này chủ yếu là do điều kiện khí hậu khác nhau ở mỗi vùng: Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật nên có độ đa dạng cao. Ngược lại, sa mạc có khí hậu nắng hạn khắc nghiệt dẫn đến có ít loài sinh vật có thể thích nghi để sinh trưởng và phát triển nên có độ đa dạng thấp.

Câu 3: 

Môi trường sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trong quần xã. Bảo vệ môi trường sống giúp đảm bảo các nhân tố môi trường không bị biến đổi theo hướng tác động xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật, từ đó, giúp bảo vệ đa dạng sinh học.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác