Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao KHTN 8 KNTT bài 43: Quần xã sinh vật

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em hãy phân tích hiệu quả của biện pháp “Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng” trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

Câu 2: Em hãy phân tích hiệu quả của biện pháp “Trồng rừng ngập mặn ven biển và phòng chống cháy rừng” trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.


Câu 1: 

Việc cấm săn bắn động vật hoang dã đảm bảo số lượng cá thể vốn đã ít ỏi của các loài này không bị đe dọa bởi hoạt động của con người, giúp các loài động vật này có điều kiện duy trì và hướng tới sự phục hồi số lượng. Mặt khác, trong quần xã, các loài sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do đó, bảo vệ động vật hoang dã cũng giúp hạn chế sự ảnh hưởng tới việc tồn tại, phát triển của các loài khác, tạo nên sự cân bằng sinh thái (bảo vệ đa dạng sinh học).

Câu 2: 

-  Trồng rừng ngập mặn ven biển: Việc trồng rừng ven biển có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sống vùng ven biển như giúp chống sa mạc hóa, suy thoái đất, giảm phát thải khí nhà kính,… từ đó, đảm bảo điều kiện môi trường ổn định cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển (bảo vệ đa dạng sinh học).

- Phòng chống cháy rừng: Cháy rừng sẽ giết chết nhiều loài động thực vật, đồng thời, để lại những hậu quả nặng nề cho môi trường sống như ô nhiễm không khí,… Do đó, phòng chống cháy rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác