Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng KHTN 8 KNTT bài 3: Mol và tỉ khối chất khí

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Khối lượng nước mà trong đó có số phân tử bằng số phân tử có trong 20 gam NaOH là bao nhiêu?

Câu 2: Khí carbon dioxide (CO2) và khí methan (CH4) đều được sinh ra ở hang hay giếng sâu do xảy ra quá trình phân hủy hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ. Hãy cho biết khí carbon dioxide, methan tích tụ dưới đáy hang, giếng hay bị không khí đẩy bay lên trên?

Câu 3: Hãy tính khối lượng của

a) 12, 044.1023 nguyên tử nhôm.

b) 9,916 lít khí NH3 ở điều kiện chuẩn.

Câu 4: Hãy số nguyên tử H có trong

0,05 mol phân tử H3PO4

b) 64 g khí H2

Câu 5: Biết tỉ khối của khí B so với oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Xác định khối lượng mol của khí A?


Câu 1:

Khối lượng mol của NaOH là: MNaOH = 23 + 16 + 1 = 40 (g/mol)

Số mol NaOH là: n= $\frac{m}{M}=\frac{20}{40}=0,5$ (mol)

→ số mol của H2O là 0,5 mol.

Khối lượng mol của H2O là: $M_{H_{2}O}$ = 1. 2+ 16 = 18  (g/mol)

→ khối lượng nước là: m = n . M = 0,5.18 = 9  (gam)

Câu 2:

- Tỉ khối của khí carbon dioxide so với không khí:

 $d_{CO_{2}/KK}=\frac{M_{CO_{2}}}{M_{KK}}=\frac{44}{29}\approx 1,52$

→ Khí carbon dioxide nặng hơn không khí khoảng 1,52 lần.

- Tỉ khối của khí methane so với không khí là:

 $d_{CH_{4}/KK}=\frac{M_{CH_{4}}}{M_{KK}}=\frac{16}{29}\approx 0,55$

→ Khí methane nhẹ hơn không khí khoảng 0,55 lần.

Vậy khí carbon dioxide nặng hơn không khí sẽ bị tích tụ dưới đáy hang, khí methane nhẹ hơn không khí nên bị không khí đẩy bay lên trên.

Câu 3: 

Số mol của 12.1023 nguyên tử nhôm là

n =$\frac{12,044.10^{23}}{6,022.10^{23}}$  = 2 (mol).

Khối lượng của 12, 044.1023 nguyên tử nhôm là:

mAl = n.MAl = 2.27 = 54 (gam).

Số mol của 9,916 lít khí NH3 ở điều kiện chuẩn là:

$n=\frac{V}{24,79}=\frac{9,916}{24,79}=0,4(mol)$

Khối lượng của 9,916 lít khí NH3 ở điều kiện chuẩn là:

$m_{NH_{3}}=N.M_{NH_{3}}=$0,4. 17 = 6,8 (gam).

Câu 4: 

Số mol nguyên tử H có trong 0,05 mol phân tử H3PO4 là:

0,05. 3 =0,15 (mol).

Vậy số nguyên tử H có trong 0,05 mol phân tử H3PO4 là:

0,15. 6,022.1023 = 9,033.1022 (nguyên tử)

Số mol phân tử của 68 g H2S là:

n=$\frac{m}{M}=\frac{68}{2+32}=2(mol)$

Số mol nguyên tử H có trong 68 g khí H2S là:

2.2 = 4 (mol)

Vậy số nguyên tử  H có trong 68 g khí H2S là:

4.6,022.1023 = 2,4088.1024 (nguyên tử)

Câu 5: 

Ta có:

 $d_{B/0_{2}}=\frac{M_{B}}{M_{O_{2}}}=0,5$

→  MB = 32. 0,5 =16.

Mặt khác:

 $d_{A/B}=\frac{M_{A}}{M_{B}}=2,125$

→  MA = 32. 16 =34.

Vậy khối lượng mol của A là 34 g/mol.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác