Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí cánh diều 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Tại sao các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở ven biển?

Câu 2: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của Nhật Bản (khoảng 69,6%) và thu hút phần lớn lực lượng lao động của Nhật Bản. Em hãy giải thích lý do?

Câu 3: Quan sát hình bên và hoàn thành bảng dưới đây để xác định sự phân bố một số nông sản của Nhật Bản:

sự phân bố một số nông sản của Nhật Bản:

Tên cây trồng, vật nuôi

Phân bố

?

?

Câu 4: Tại sao ngành công nghiệp điện tử - tin học được gọi là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản?

Câu 5: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Cơ cấu GDP của Nhật Bản năm năm 2010 và năm 2020

 

Cơ cấu GDP (%)

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

2010

1,1

28,3

70,5

0,1

2020

1,0

29,1

69,6

0,3

(Nguồn: WB, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2010 và năm 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Câu 6: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 – 2020 và rút ra nhận xét.

Bảng 2. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020

                     Năm

Tiêu chí

1961

1970

1990

2000

2010

2019

2020

GDP (tỉ USD)

53,5

212,6

3 132,0

4 968,4

5 759,1

5 123,3

5 040,1

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

12,0

2,5

4,8

2,7

4,1

0,3

- 4,5


Câu 1:

 Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở ven biển vì:

- Địa hình Nhật Bản chủ yếu là đến 80% là đồi núi, những khu vực ven biển có địa hình bằng phẳng hơn thuận lợi để xây dựng những trung tâm công nghiệp.

- Các trung tâm công nghiệp gần biển sẽ thuận lợi cho quá trình xuất khẩu ra nước ngoài. Con đường vận chuyển hàng hải là con đường vẫn chuyển hàng hoá quan trọng của Nhật, bởi các trung tâm công nghiệp Nhật cũng là nơi sản xuất nhiều hàng hoá cung cấp cho thị trường quốc tế.

- Các trung tâm công nghiệp Nhật Bản phụ thuộc vào những nguyên liệu nhập khẩu của nước ngoài. Bởi Nhật là đất nước nghèo nàn về tự nhiên, nhất là khoáng sản nên phải nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài, khi đặt trung tâm công nghiệp ven biển sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển hơn.

Câu 2:

Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của Nhật Bản (khoảng 70%) và thu hút phần lớn lực lượng lao động của Nhật Bản là do:

- Trình độ phát triển công nghiệp rất cao nên tạo ra nhiều ngành nghề, việc làm cho người dân nên Nhật Bản dễ dàng chuyển dịch các ngành kinh tế.

- Thu nhập của người dân cao nên dịch vụ phát triển.

- Trình độ học vấn của người dân cao nên họ lao động trí óc nhiều hơn và con người Nhật Bản rất cần cù chịu khó .

- Hạ tầng phục vụ dịch vụ rất đầy đủ và hiện đại.

Câu 3

Tên cây trồng, vật nuôi

Phân bố

Lúa gạo

Chủ yếu ở: đồng bằng ven biển đảo Hôn-su, ven bờ phía tây các đảo Xi-cô-cư và đảo Kiu-xiu.

Củ cải đường

Chủ yếu ở: đảo Hô-cai-đô

Cây ăn quả

Chủ yếu ở: phía nam và tây nam các đảo Kiu-xiu, Xi-cô-cư, phía đông bắc đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô.

Chè

Chủ yếu ở: đông nam đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư.

Thuốc lá

Chủ yếu ở: đảo Kiu-xiu

Lúa mì

Chủ yếu ở: phía bắc đảo Hô-cai-đô

Dâu tằm

Chủ yếu ở: trung tâm đảo Hôn-su, phần nhỏ ở đảo Kiu-xiu.

Được nuôi ở hầu khắp cả nước, nhiều nhất là đảo Xi-cô-cư, đảo Hô-cai-đô, đảo Kiu-xiu, đảo Hôn-su.

Lợn và gà

được nuôi tập trung nhiều nhất ở: đảo Hôn-su.

Câu 4:

Ngành công nghiệp điện tử - tin học được gọi là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản vì:

- Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.

- Sản xuất ra các sản phẩm điện tử có sản lượng cao trên thế giới: máy tính, tivi, chất bán dẫn, rô-bốt,…

- Ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành công nghiệp khác, dẫn đầu thế giới.

Câu 5:

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. biểu đồ:
  3. Nhận xét và giải thích:

- Nhận xét:

+ Tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ lệ rất nhỏ và có xu hướng giảm từ 1,1% xuống 1,0% (giảm 0,1%).

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng nhẹ từ 28,3% lên 29,1% (tăng 0,8%)

+ Cơ cấu ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất qua các năm nhưng đang có xu hướng giảm từ 70,5% xuống 69,6% (giảm 0,9%)

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng nhẹ không đáng kể trong suốt 10 năm, từ 0,1% năm 2010 lên 0,3% năm 2020 (tăng 0,2%).

- Kết luận: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhưng thay đổi không đáng kể.

Câu 6:

*  Vẽ biểu đồ:

biểu đồ:

* Nhận xét: Nhìn chung quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020 có nhiều biến động. Cụ thể:

- Giá trị GDP tăng nhanh qua các năm nhưng đang có sự suy giảm.

+ Năm 1961 giá trị GDP chỉ đạt 53,5 tỉ USD, năm 1970 đạt 212,6%, sau đó 20 năm đến năm 1990 đã tăng đến mức hàng ngàn tỉ USD (3132 tỉ USD).

+ GDP cao nhất là năm 2010 với 5759,1 tỉ USD, kể từ đây đánh dấu sự suy giảm giá trị GDP khi lần lượt GDP năm 2019 và 2020 là 5123,3 tỉ USD và 5040,1 tỉ USD.

- Tốc độ tăng trưởng GDP các giai đoạn trước có sự biến động, từ năm 2010 có sự suy giảm nghiêm trọng.

+ Ở thời kì đỉnh cao nhất với 12 % năm 1961, năm 1970 do khủng hoảng dầu mỏ nên tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 2,5%.

+ Đến năm 1990 dần phục hồi, tốc độ tăng GDP đạt 4,8%, tuy nhiên lại ảnh hưởng “bong bóng kinh tế” nên đến 2000 tốc độ tăng GDP giảm xuống còn 2,7%.

+ Đến năm 2010 tốc độ tăng GDP có sự khởi sắc với 4,1% thì dịch bệnh Covid-19 đã kéo con số này về mức 0,3% năm 2019 và liên tục giảm sút xuống mức -4,5% năm 2020.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác