Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 11 KN bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN)

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Vì sao từ khi thành lập đến nay ASEAN lại coi trọng vấn đề an ninh chính trị?

Câu 2: Tại sao ASEAN không có đồng tiền chung giống như EU?

Câu 3: Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?

Câu 4: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. GDP/người của các nước Đông Nam Á năm 2020 (USD)

Nước

GDP/người

Nước

GDP/người

Bru-nây

23,117

Ma-lai-xi-a

10,192

Cam-pu-chia

1,572

Mi-an-ma

1,333

In-đô-nê-xi-a

4,038

Thái Lan

7,295

Xin-ga-po

58,484

Việt Nam

3,498

(Theo: IMF, 2020)

  1. Vẽ biểu đồ so sánh GDP/người của một số quốc gia ở Đông Nam Á năm 2020.
  2. Nhận xét về GDP/người của các nước và giải thích.


Câu 1:

- Từ khi thành lập đến nay ASEAN lại coi trọng vấn đề an ninh chính trị vì:

+ Vấn đề an ninh luôn vô cùng quan trọng trong việc hợp tác chính trị.

+ Những thông tin bảo mật cần được lưu giữ và mục đích chung đó là bảo vệ an ninh quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

+ Sự hoà bình giữa các quốc gia trong khu vực luôn là vấn đề tiên quyết.

→ Vì vậy, nên phải luôn đặt vấn đề an ninh lên hàng đầu đầu.

Câu 2:

ASEAN không có đồng tiền chung giống như EU vì trình độ phát triển không đồng đều giữa các nước trong khu vực, sự chậm phát triển trong lĩnh vực tài chính của một số quốc gia quốc gia làm cho việc thành lập đồng tiền chung gặp trở ngại. Ngoài ra, một đồng tiền chung cần hệ thống tài chính và thị trường mạnh mẽ, cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ từ thể chế nhưng không phải tất cả các nước ASEAN đều có thể chế như vậy để đối phó với các mối đe dọa trong lĩnh vực tài chính.

Câu 3:

Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định vì:

- Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc, một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa dạng.

- Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển Đông).

- Trong lịch sử, các nước Đông Nam Á từng bị chiến tranh xâm lược, chính trị mất ổn định.

- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

Câu 4:

  1. Vẽ biểu đồ:

Câu 4: Cho bảng số liệu sau: Bảng 1. GDP/người của các nước Đông Nam Á năm 2020 (USD) Nước	GDP/người	Nước	GDP/người Bru-nây	23,117	Ma-lai-xi-a	10,192 Cam-pu-chia	1,572	Mi-an-ma	1,333 In-đô-nê-xi-a	4,038	Thái Lan	7,295 Xin-ga-po	58,484	Việt Nam	3,498 (Theo: IMF, 2020) a. Vẽ biểu đồ so sánh GDP/người của một số quốc gia ở Đông Nam Á năm 2020. b. Nhận xét về GDP/người của các nước và giải thích.

Biểu đồ thể hiện GDP/người của một số nước Đông Nam Á năm 2020

  1. Nhận xét và giải thích:

* Nhận xét:

- GDP/người giữa các nước ASEAN không đều.

- Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (58484 USD), tiếp theo là Bru- nây (23117 USD), Ma-lai-xi-a (10192 USD), Thái Lan (7295 USD).

- Các nước có GDP/người thấp là Cam-pu-chia (1572 USD), Mi-an-ma (1333 USD).

- GDP/người của Xin-ga-po gấp 44 lần GDP/người của Mi-an-ma và gấp 37 lần GDP/người của Cam-pu-chia.

* Giải thích:

- Có sự chênh lệch là do khác nhau về tổng sản phẩm trong nước và quy mô dân số.

- Do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác