Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 11 CTST bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Tại sao Nhật Bản thường xuyên hứng chịu nhiều trận động đất lớn?

Câu 2: Giải thích lí do vì sao Nhật Bản chú trọng đầu tư cho giáo dục?

Câu 3: Cơ cấu dân số già tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội Nhật Bản?

Câu 4: Giải thích lí do vì sao Nhật Bản lại xảy ra hiện tượng dân số già?

Câu 5: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Số dân và tỉ lệ tăng dân số của Nhật Bản giai đoạn 1970 - 2020

Năm

1970

1980

1990

2000

2010

2020

Số dân (triệu người)

103,4

116,8

123,5

126,9

128,0

126,2

Tỉ lệ tăng dân số (%)

1,2

0,8

0,3

0,18

0,03

0,0

(Nguồn: prb.org, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ tăng dân số của Nhật Bản giai đoạn 1970 – 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Câu 6: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản năm 2000 và năm 2020

Năm

Dưới 15 tuổi

Từ 15 đến 64 tuổi

Từ 65 tuổi trở lên

2000

14,6%

68,0%

17,4%

2020

12,0%

59,0%

29,0%

(Nguồn: UN, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Nhật Bản năm 2000 và năm 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.


Câu 1:

- Nhật Bản có 4 mặt đều giáp biển và nằm dọc theo Vành đai lửa Thái Bình Dương – một khu vực hình móng ngựa theo vành đai Thái Bình Dương – nơi có nhiều động đất và núi lửa phun trào nhất thế giới.

- Ngoài ra, Nhật Bản còn tọa lạc ngay điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chấn khiến quốc gia này thường xuyên hứng chịu các cơn động đất.

Câu 2:

Nhật Bản chú trọng đầu tư cho giáo dục vì:

- Nhật Bản là một đất nước khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, lại luôn luôn phải đối mặt với những thảm họa thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa, người dân Nhật Bản từ xưa đã biết dựa vào chính sức mình để tồn tại.

- Thiên nhiên khắc nghiệt đã rèn cho người Nhật tính tự lập, kiên cường. Chính vì hoàn cảnh sống như vậy mà người Nhật trước nay luôn quan niệm con người là yếu tố quan trọng của đất nước. Muốn đất nước phát triển không có cách nào khác ngoài đào tạo nguồn nhân lực hùng hậu và chất lượng.

Câu 3:

- Hiện tượng già hóa dân số gia tăng phát sinh các vấn đề lớn về tăng trưởng kinh tế và chế độ phúc lợi xã hội:

+ Do già hóa dân số và giảm tỉ lệ sinh, lực lượng lao động giảm, dẫn tới sự trì trệ của tăng trưởng kinh tế.

+ Số người cao tuổi tăng cao sẽ dẫn tới những khó khăn trong phúc lợi xã hội liên quan tới y tế và điều dưỡng.

Câu 4:

Nhật Bản xảy ra hiện tượng dân số già vì:

- Tỉ lệ nữ giới trong độ tuổi kết hôn nhưng không muốn lập gia đình ngày càng tăng.

- Tỉ lệ sinh con cũng chiếm tỉ lệ thấp vì các bạn trẻ chịu nhiều áp lực kinh tế, chưa dám lập gia đình và sinh con.

- Xu hướng kết hôn muộn và sinh muộn trong xã hội Nhật Bản ngày càng tăng.

- Tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản tăng cao vì cuộc sống ngày càng phát triển, con người quan tâm nhiều đến sức khỏe.

- Chính phủ Nhật Bản có nhiều chính sách phúc lợi cho người gia, nhờ đó mà cuộc sống tốt hơn.

Câu 5:

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Câu 5: Cho bảng số liệu sau: Bảng 1. Số dân và tỉ lệ tăng dân số của Nhật Bản giai đoạn 1970 - 2020 Năm	1970	1980	1990	2000	2010	2020 Số dân (triệu người)	103,4	116,8	123,5	126,9	128,0	126,2 Tỉ lệ tăng dân số (%)	1,2	0,8	0,3	0,18	0,03	0,0 (Nguồn: prb.org, 2022) a. Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ tăng dân số của Nhật Bản giai đoạn 1970 – 2020. b. Nhận xét và kết luận.
  1. Nhận xét:

- Giai đoạn từ 1970 – 2010: số dân tăng từ 103,4 triệu người lên 128,0 triệu người (tăng 24,6 triệu người), nhưng tỉ lệ tăng tự nhiên dân số thì lại giảm từ 1,2% xuống 0,03% (giảm 1,17%).

- Giai đoạn 2010 – 2020: số dân và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số Nhật Bản đều có xu hướng giảm.

- Kết luận: tỉ lệ tăng dân số của Nhật Bản thuộc luôn ở mức rất thấp và số dân cũng đang trọng tình trạng giảm.

Câu 6:

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Câu 6: Cho bảng số liệu sau: Bảng 2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản năm 2000 và năm 2020 Năm 	Dưới 15 tuổi	Từ 15 đến 64 tuổi	Từ 65 tuổi trở lên 2000	14,6%	68,0%	17,4% 2020	12,0%	59,0%	29,0% (Nguồn: UN, 2022) a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Nhật Bản năm 2000 và năm 2020. b. Nhận xét và kết luận.
  3. Nhận xét và kết luận:

- Nhận xét: từ năm 2000 đến 2020, cơ cấu dân số Nhật Bản có sự thay đổi giữa các nhóm tuổi.

+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi có xu hướng giảm từ 14,6% xuống còn 12,0% (giảm 2,6%)

+ Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi đến 64 tuổi cũng có xu hướng giảm mạnh từ 68,0% xuống 59,0% (giảm 9,0%).

+ Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên lại có xu hướng tăng mạnh từ 17,4% lên 29,0% (tăng 11,6%)

- Kết luận: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản là cơ cấu dân số già và đang có xu hướng già hóa.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác