Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 11 Cánh diều Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Tại sao nói sông Mê Công có vai trò to lớn đối với các nước Đông Nam Á lục địa?

Câu 2: Nguyên nhân do đâu mà dân cư Đông Nam Á lại tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển, còn vùng núi thì dân cư thưa thớt?

Câu 3: Tại sao ngành nông nghiệp Đông Nam Á lại phát triển?

Câu 4: Hoàn thành bảng thông tin phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở Đông Nam Á theo mẫu sau:\

Câu 5: Tại sao nền kinh tế của các nước Đông Nam Á lại phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc?

Câu 6: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 2. Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

 

2010

2015

2020

Trị giá xuất khẩu

1244,9

1506,0

1676,3

Trị giá nhập khẩu

1119,4

1381,5

1526,6

(Nguồn: WB, 2022)

  1. Tính cán cân xuất - nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á qua các năm.
  2. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2010 – 2020.
  3. Nhận xét và kết luận.


3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1:

Nói sông Mê Công có vai trò to lớn đối với các nước Đông Nam Á lục địa vì:

- Đây là cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống và các hoạt động sản xuất của nhiều nước.

- Cung cấp thủy sản cho dân cư các nước trong lưu vực sông.

- Có giá trị về thủy điện, giao thông và du lịch.

- Tạo ra đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ/

Câu 2: 

Dân cư Đông Nam Á tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển do:

- Các vùng đồng bằng và ven biển có điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp và địa hình bằng phẳng để xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu với các nước.

- Khí hậu ở các khu vực đồng bằng cũng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, du lịch và cư trú.

Câu 3:

Ngành nông nghiệp ở Đông Nam Á phát triển vì:

- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển:

+ Diện tích đất trồng trọt lớn

+ Có đất fe-ra-lit và đất phù sa với độ phì cao

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm

+ Nguồn lao động đông và giàu kinh nghiệm

- Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp xanh, nhiều nước áp dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư máy móc, thiết bị trong sản xuất.

STT

Cây trồng, vật nuôi chủ yếu

Phân bố

1

Lúa gạo

In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam.

2

Cao su

In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

3

Cà phê

Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

4

Dừa

Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

5

Lợn

Việt Nam, Phi-líp-pin, Mi-an-ma.

6

Trâu

Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-líp-pin, Mi-an-ma.

7

Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma.

 Câu 5:

- Nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển nhanh là do:

+ Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Nguồn lao động trẻ và dồi dào, có trình độ kĩ thuật cao.

+ Có nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu: cao su, cọ dầu, cà phê, lúa gạo,…

+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhờ các ngành công nghiệp chủ lực.

+ Tình hình chính trị - xã hội khá ổn định.

- Nền kinh tế các nước Đông Nam Á chưa vững chắc là do:

+ Công nghệ chưa phát triển vượt bậc, phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

+ Môi trường bị ảnh hưởng bởi thiên tai và suy thoái, các tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác đúng mức sẽ suy giảm.

Câu 6:

  1. Tính cán cân xuất nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á qua các năm:

 

2010

2015

2020

Trị giá xuất khẩu

1244,9

1506,0

1676,3

Trị giá nhập khẩu

1119,4

1381,5

1526,6

Cán cân xuất - nhập khẩu

125,5

124,5

149,7

  1. Vẽ biểu đồ:
  2. Vẽ biểu đồ:
  3. Nhận xét và kết luận:

- Trị giá xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực Đông Nam Á đều tăng dần qua các năm.

- Trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu nên cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.

- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: nông sản, thủy sản, khoáng sản, dệt may.

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc và hàng tiêu dùng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác