Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Em hãy vẽ sơ đồ nguyên lí chế biến thức ăn cho vật nuôi bằng công nghệ vi sinh vật.

Câu 2: Em hãy nêu nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh và trình bày quy trình công nghệ chế biến bột sắn nghèo protein thành bột sắn giàu protein.

Câu 3: Em hãy nêu một số cách sản xuất thức ăn cho vật nuôi bằng phương pháp hóa học.    

Câu 4: Theo em, việc nghiền nhỏ thức ăn nhằm mục đích gì? Ở địa phương của em loại thức ăn chăn nuôi nào thường được chế biến bằng phương pháp nghiền nhỏ.      


Câu 1: 

Câu 1: Em hãy vẽ sơ đồ nguyên lí chế biến thức ăn cho vật nuôi bằng công nghệ vi sinh vật.  

Sơ đồ nguyên lí chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh vật

Câu 2:

- Nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh: dùng một chủng vi sinh vật (nấm, vi khuẩn) có lợi nhất định, cho chúng phát triển thuận lợi trong thức ăn giàu tinh bột để tăng nhanh số lượng. Khi dùng thức ăn này ngoài chất dinh dưỡng thức ăn cộng thêm dinh dưỡng vi sinh vật tạo ra và protein của vi sinh vật. Đây là nguồn cung cấp protein vi sinh vật quan trọng cho vật nuôi.

- Cần ủ để bột sắn lên men vì:

+ Trong môi trường nhiều tinh bột nấm men phát triển và sinh sản sinh rất mạnh chóng làm cho số lượng nấm, men tăng lên rất nhanh. Thành phần cấu tạo chủ yếu của vi sinh vật là protein, ngoài ra vi sinh vật còn sản sinh ra các axit amin, vitamin và enzim có hoạt tính hóa học cao.

+Khi vật nuôi ăn thức ăn lên men, đã tiêu hóa thức ăn cộng vói một số lượng vi sinh vật khổng lồ bổ sung thêm nguồn protein hoàn hảo từ vi sinh vật và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì vậy thức ăn tinh bột được chế biến thành thức ăn giàu pritein, chất lượng biến đổi rõ rệt.

Câu 3: 

Một số biện pháp sản xuất thức ăn cho vật nuôi bằng phương thức hóa học:

+ Đường hóa: Là quá trình biến đổi tinh bột, đường đa thành đường đơn, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ hơn. Trong quá trình này, tinh bột được thủy phân nhờ các enzyme có sẵn trong nguyên liệu hoạt động ở nhiệt độ thích hợp.

+ Xử lí kiềm: Các loại thức ăn thô, phụ phẩm nông nghiệp có hàm lượng nitrogen thấp, chứa nhiều chất xơ (gồm cellulose, hemicellulose, lignin). Xử lí các chất xơ này với kiềm (NaOH, Ca(OH), urea) giúp quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn.   

Câu 4: 

+ Mục đích của việc nghiền nhỏ thức ăn: các loại hạt, nguyên liệu thô cứng được nghiền nhỏ với kích thước thích hợp cho hệ tiêu hóa của từng loại vật nuôi, từng giai đoạn phát triển. Nghiền nhỏ giúp cho dịch hệ tiêu hóa được thấm đều làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

+ Một số thức ăn thường được chế biến bằng phương pháp nghiền nhỏ: các loại hạt ngô, đậu tương, mảnh sắn khô, các nguyên liệu khô cứng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác