Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Hãy mô tả các bước sản xuất thức ăn hoàn chỉnh dạng viên cho vật nuôi.

Câu 2: Em hãy so sánh các bước sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột và thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên.

Câu 3: Theo em, việc cắt ngắn thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích gì? Ở địa phương em có những thức ăn nào thường được chế biến với hình thức cắt ngắn này?

Câu 4: Em hãy nêu các bước để ủ chua thức ăn chăn nuôi.  

Câu 5: Em hãy mô tả các bước để chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh.


Câu 1. 

Các bước sản xuất thức ăn hoàn chỉnh dạng viên cho vật nuôi:

Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu

Lựa chọn nguyên liệu đạt chuẩn, không bị mốc, mọt

Bước 2. Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu

Nguyên liệu được làm sạch, sấy khô nghiền ở các kích thước khác nhau tùy vào loại nguyên liệu và loại thức ăn.

Bước 3. Phối trộn nguyên liệu

Các nguyên liệu được phối trộn theo tỉ lệ nhất định. Tùy thuộc vào đối tượng, giai đoạn phát triển của vật nuôi mà có các công thức phối trộn nguyên liệu thức ăn phù hợp.

Bước 4. Làm ẩm nguyên liệu, tăng nhiệt độ, ép viên

Hỗn hợp dạng bột sẽ được trộn với phụ gia (rỉ đường, dầu mỡ), sau đó phun hơi nước nóng để đồ hóa thành tinh bột, tạo độ ẩm đế nén viên.

Bước 5. Hạ nhiệt độ, làm khô

Làm nguội và làm khô viên thức ăn để có thể đảm bảo chất lượng và bảo quản

Bước 6. Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm

Tiến hành đóng bao sản phẩm, dán nhãn, khâu liền mép bao, kiểm tra ngẫu nhiên độ ẩm 1 lần/tháng.

Câu 2: 

So sánh các bước sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột và thức ăn chăn nuôi hỗn hợp dạng viên:

Giống nhau:

  • Lựa chọn nguyên liệu.
  • Làm sạch, nghiền nhỏ, sấy khô.
  • Phối trộn nguyên liệu.
  • Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm

Khác nhau

Dạng bột

Dạng viên

Sau khi đóng bao và bảo quản, quá trình sản xuất của dạng viên đã hoàn tất.

Có thêm hai bước:

+ Làm ẩm nguyên liệu, tăng nhiệt độ, ép viên.

+Hạ nhiệt độ, làm khô.

 

Câu 3: 

+ Việc cắt ngắn thức ăn nhằm mục đích: Các loại cỏ tự nhiên, các loại phế phụ phẩm của cây trồng được thu và cắt ngắn để phù hợp với các loại vật nuôi khác nhau.

Ví dụ: Thức ăn của trâu, bò, ngựa được cắt ngắn khoảng 3 – 5 cm; của cừu là 1.5 – 2 cm.

+ Một số thức ăn cho vật nuôi được cắt ngắn ở địa phương: thân cây chuối, rau bèo, phế phụ phẩm nông nghiệp như lá bẹ cây cải bắp, cây su hào, cây củ cải,…

Câu 4: 

Các bước để ủ chua thức ăn chăn nuôi:

Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu

Nguyên liệu có thể là cây ngô, ngọn lá sắn, ngọn lá mía, cây họ Đậu, một số loại cỏ ở giai đoạn phát triển phù hợp (không quá non, quá già), không chưa các chất có hại cho vật nuôi.

Bước 2. Phơi héo, cắt ngắn

Phơi để làm giảm độ ẩm nguyên liệu. Đối với loại thân cây, cỏ có kích thước dài cần được cắt ngắn để dễ dàng nén trong khi ủ.

Bước 3. Ủ

Nguyên liệu được nén chặt, đậy kín để quá trình lên men yếm khí xảy ra.

Bước 4. Đánh giá chất lượng, sử dụng

Tùy vào nguyên liệu, nhiệt độ mà thời gian ủ chua khác nhau. Ví dụ: đối với cây ngô có thể ủ từ 3 đến 7 ngày, cây họ Đậu có từ 7 dến 14 ngày ở nhiệt độ 25 – 30 0C

Câu 5: 

Các bước chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh:

Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu

Nguyên liệu giàu tinh bột, nghèo protein (ngô, sắn, dong riềng, khoai,…)

Bước 2. Nghiền nhỏ

Nghiền nhỏ nguyên liệu bằng phương pháp phù hợp làm tăng hiệu quả lên men

Bước 3. Trộn với chế phẩm vi sinh vật

Tưới dung dịch chế phẩm vi sinh vật đã chuẩn bị lên bột nguyên liệu, trộn đều để tăng hiệu quả lên men

Bước 4. Ủ

Cho nguyên liệu vào dụng cụ ủ, đậy kín, để ở nơi có nhiệt độ khoảng 20 – 30 độ 0C

Bước 5. Thu và đánh giá chất lượng sản phẩm

Sản phẩm có mùi đặc trưng, hàm lượng protein tăng lên.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác