Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 8 chân trời bài 4: Khoe của; con rắn vuông
IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)
Câu 1: Qua truyện “Khoe của”, em hiểu như thế nào về khoe khoang? Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 - 15 câu trình bày suy nghĩ của em.
Câu 2: Hãy viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu trình bày suy nghĩ của em về thói khoác lác sau khi học xong truyện “Con rắn vuông”.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)
Câu 1:
Truyện cười thể hiện tiếng cười trào phúng, nó phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân và có ý nghĩa giáo dục. Đối tượng của cái cười trong “Khoe của” là cái đáng cười mà nhân vật để lộ qua hành vi ứng xử của mình – thói khoe khoang, một thói xấu phổ biến trong xã hội. Khoe khoang đồng nghĩa với khoe của. Ý nói khoe khoang là thích khoe vật mới lạ hay mới mua để mọi người trầm trồ, khen ngợi. Khoe khoang thường mang tính chất tiêu cực, khiến người có tính này mất kiểm soát. Bởi lẽ trong lúc khoe thường rất hưng phấn, dẫn đến tâm lý không kiềm chế, dễ để lộ ra những điều đáng lý phải giữ bí mật. Khoe khoang cũng khiến con người bị ảo tưởng quá đà về bản thân mình, làm mất đi động lực phấn đấu. Con người là động vật xã hội, nên nhu cầu được chấp nhận, được quan tâm và yêu thương là một nhu cầu xã hội không thể thiếu. Do vậy, khoe khoang là cách người ta muốn thể hiện mình hoàn hảo, “đẳng cấp” trong mắt người khác để thu hút người khác về phía mình. Ví dụ như anh “áo mới” đã đứng hóng trước cửa từ sáng tới chiều, sự kiên nhẫn của anh ta là rất đáng khen nhưng chỉ khi nó được áp dụng vào đúng mục đích. Thế mà, anh ta lại dùng quỹ thời gian đó chỉ để đợi lời khen sáo rỗng của người khác về chiếc áo mới của mình. Và đúng là trời không phụ lòng người đã mang đến anh lợn cưới cho anh ta, “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không”. Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh tìm lợn. Cũng như ma tuý, khoe khoang chỉ giải quyết cơn them muốn được chấp nhận ngắn hạn, tạm thời. Vì vậy, mỗi chúng ta nên hạn chế khoe khoang, tập trung vào xây dựng giá trị bản thân lâu dài mới thật sự là giải pháp cơ bản và bền lâu.
Câu 2:
Truyện “Con rắn vuông” là tiếng cười phê phán về thói khoác lác của con người. Nói khoác là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. Mục đích của việc nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực đến con người. Nói khoác để vui đùa thì có thể chấp nhận, nhưng cứ mãi khoe khoang, khoác lác về những điều không có thật trên đời thì nó sẽ dần biến thành bản tính của con người. Sẽ chẳng còn ai đặt niềm tin nơi ta nữa, mọi người sẽ dần dần xa lánh. Socrate và Platon có nói một phương ngôn giản dị và hay bậc nhất: “Là kim cương nó không bao giờ phải khoe mình là kim cương cả”. Tại sao người ta nói khoác? Nói khoác có nghĩa là “có ít xít ra nhiều”. Người ta là tre nứa thì mới phải nói khoác mình là gỗ đá, là gỗ đá thì nói khoác mình là sắt thép, từ sắt thép mới khoe mình là vàng bạc, từ vàng bạc mới phô mình là kim cương. Nhưng là kim cương người ta chẳng phải khoe mình là gì cả. Càng thiếu tự tin về mình người ta càng hay khoác lác để che giấu. Khoác lác, “sáng tác” những điều không có, dựng lên sự kiện hay tô vẽ những điều xa vời, hão huyền, hào nhoáng phô trương là thể hiện sự thiếu tự tin và không hài lòng với những gì mình đang có. Khoác lác sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của chúng ta nên thói xấu này cần được bài trừ, loại bỏ.
Bình luận