Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 cánh diều bài 2: Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viết một đoạn văn phân tích để cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa cái nhìn hiện thực và trái tim nhân đạo trong các sáng tác của nhà thơ Nguyễn Du.
Câu 2: Viết bài văn phân tích các triển khai của văn bản.
Câu 1:
Các sáng tác của nhà thơ Nguyễn Du thể hiện mối quan hệ liên kết giữa cái nhìn hiện thực và trái tim nhân đạo. Thông qua các bài thơ chữ Hán, Nguyễn Du đã ghi lại được cảnh đời trái ngược, đó là sự đối lập giữa những con người nghèo khó, tủi nhục với những tên quan tham ô, lãng phí,… Ông cũng nói về những con người tài sắc mà bi kịch. Việc hướng ngòi bút vào những đối tượng này thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà thơ đồng thời lên án tố cáo một xã hội bất công, vô nhân đạo. Còn đối với kiệt tác chữ Nôm của mình, Truyện Kiều, ông cũng phản ánh đồng thời lên án tố cáo tội ác của những thế lực tàn bạo, những kẻ ham mê sắc dục, những kẻ bị chi phối bởi đồng tiền đã gây ra bao thảm cảnh cho những người vô tội, gây nên bao oán trái, làm cho xã hội càng trở nên thối nát, suy đồi. Qua nhân vật chịu nhiều đắng cay là Thuý Kiều, tác giả đã thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người. Có thể thấy, với mối liên hệ này, đại thi hào Nguyễn Du đã truyền đi những giá trí cao cả, đẹp đẽ, làm lay động lòng người.
Câu 2:
Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp trình bày các thông tin cuộc đời, sự nghiệp và những đặc điểm văn học nổi bật của Nguyễn Du. Là một văn bản thông tin với tính chất là giới thiệu về một tác giả, văn bản cho ta thấy được những điểm đặc trưng trong cách triển khai theo nội dung này.
Văn bản được triển khai theo lối thông dụng khi nói về một tác giả: đi từ tiểu sử (phần I) đến đưa ra những điểm nổi bật về các sáng tác, về sự nghiệp nghệ thuật (phần II). Đề mục của mỗi phần được đặt theo ý chính, ý khái quát của nội dung phần đó. Điều này vừa tạo nên sự tóm lược, vừa giúp người đọc dễ dàng theo dõi, ghi nhớ những điều cốt yếu. Trong văn bản có sự xuất hiện của các đoạn văn rất ngắn chỉ một câu, ví dụ như: “Hoàn cảnh lịch sử, xã hội với những biến đổi “kinh thiên động địa” đã tác động mạnh mẽ tới cuộc đời, con người, sự nghiệp Nguyễn Du.”; “Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam.”,… Những đoạn văn ngắn này có tác dụng nhấn mạnh một vài điểm nổi bật về Nguyễn Du cho người đọc. Đây là một điểm hay trong văn bản.
Các đoạn, phần trong văn bản đa phần được triển khai theo hướng ý chính / đánh giá – nội dung / dẫn chứng chi tiết, điều này hình thành nên các đoạn văn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng hợp. Ví dụ ở đoạn “Dòng họ, gia đình … tài năng của Nguyễn Du” (phần I), ý chính là câu đầu tiên nói về truyền thống khoa bảng, văn học của dòng họ, gia đình Nguyễn Du, các câu sau trình bày chi tiết về các thành viên trong gia đình của Nguyễn Du, câu cuối có tác dụng kết luận “Có thể thấy,…”. Hay như ở đoạn “Ở sáng tác chữ Nôm … việc gì chẳng xong” (phần II.1.), câu đầu nêu ra ý khát quát về bức tranh hiện thực của một xã hội bất công, các câu sau đó lần lượt đưa ra hàng loạt dẫn chứng về các thế lực tàn bạo.
Một điểm khác chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở văn bản là sự phân tách ý rất rõ ràng. Điều này được thể hiện ngay ở các đề mục. Ở nhiều phần, đoạn, các câu đầu thường mang tính phân tách các ý. Ví dụ như ở phần II.2, thông qua các câu đầu chúng ta có thể thấy sự phân tách của người viết thành: thơ chữ Hán, Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh. Trong từng đoạn chúng ta cũng dễ dàng nhận ra sự phân ý. Ví dụ ở đoạn “Nguyễn Du không chỉ là … như Trung Quốc” (phần I), việc tách bạch các chi tiết được thực hiện thông qua các từ “khi, lúc, từ, rồi, đến,…”. Việc phân tách rõ ràng như vậy giúp người đọc dễ dàng theo dõi, định hình cấu trúc văn bản.
Một số đoạn văn còn được trình bày theo trình tự thời gian. Chẳng hạn ở đoạn “Thời đại Nguyễn Du … vương triều nhà Nguyễn” (phần I), các sự kiện được đưa ra đi theo trình tự lịch sử: lật đổ triều đình vua Lê – chúa Trịnh, lật đổ triều đình chúa Nguyễn, phá tan quân Xiêm, đại phá quân Thanh; triều Tây Sơn rồi đến triều Nguyễn.
Các đoạn văn ở phần II còn được triển khai theo dạng phân tích khi kết hợp với việc trích dẫn các câu thơ từ các tác phẩm của Nguyễn Du.
Như vậy, với việc áp dụng các cách triển khai quan trọng, văn bản giúp cho người đọc có thể theo dõi, định hình bố cục, nội dung đồng thời ghi nhớ một số điểm quan yếu. Cách triển khai rõ ràng, mạch lạc của văn bản là điều mà chúng ta cần phải học hỏi.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận