Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 cánh diều bài 2: Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Dựa vào văn bản, hãy nêu những điểm nổi bật về thời đại, gia đình có ảnh hưởng tới sáng tác của Nguyễn Du.

Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy nêu những điểm nổi bật về cuộc đời có ảnh hưởng tới sáng tác của Nguyễn Du.

Câu 3: Vì sao bài viết khẳng định thơ chữ Hán của Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc”?

Câu 4: Truyện Kiều có những thành công gì về nghệ thuật?

Câu 5: Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp thuộc thể loại gì? Vì sao em cho là vậy?


Câu 1: 

- Điểm nổi bật về gia đình:

+ Họ Nguyễn ở Tiên Điền là dòng họ có danh vọng lớn đương thời, nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và công danh.

+ Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), đỗ tiến sĩ, làm quan to trong triều, từng giữ chức tham tụng, từng giữ chức tế tửu đứng đầu Quốc Tử Giám, là nhà sử học, nhà thơ.

+ Mẹ ông tên là Trần Thị Tần, người Bắc Ninh, có tài hát xướng.

+ Anh cùng cha khác mẹ của ông là Nguyễn Khản, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức bồi tụng, giỏi văn chương Nôm, say mê sáng tác âm nhạc và những sáng tác ấy được nhiều người truyền tụng.

- Điểm nổi bật về thời đại:

+ Triều đình vua Lê – chúa Trịnh sụp đổ

+ Triều đình chúa Nguyễn bị lật đổ

+ Là thời kì bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

+ Đất nước trải qua chiến tranh gay gắt mãi cho đến khi Nguyễn Huệ thống nhất đất nước lập ra triều Tây Sơn rồi một thời gian ngắn sau đó, Nguyễn Ánh thiết lập lại triều Nguyễn.

Câu 2:

- Điểm nổi bật về cuộc đời Nguyễn Du:

+ Ông đã sống một cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ” của cậu công tử gia đình đại quý tộc, khi là kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi” lúc cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra; khi là người ẩn cư tại quê nhà, lúc làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.

+ Ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều: Bước chân Nguyễn Du đã từng qua nhiều miền quê, từ kinh thành Thăng Long đến kinh đô Huế, từ quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Bắc Ninh đến quê vợ Thái Bình, rồi lánh nạn ở Thái Nguyên, làm quan ở Quảng Bình,... Những tháng năm đi sứ, Nguyễn Du qua nhiều vùng miền của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ông tiếp xúc và thấu hiểu nhiều tầng lớp người trong xã hội, từ người hát rong, người ăn xin, người nông dân đến những trí thức, quan lại trong triều đình,...

Câu 3: 

Vì tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện ở:

- Lòng thương người: Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh (những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ,…). Viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.

- Niềm tự thương: Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài hoa mà bi kịch.

Câu 4: 

Thành công về nghệ thuật của Truyện Kiều:

- Có sự kết hợp tự sự và trữ tình

- Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc.

- Ngôn ngữ nửa trực tiếp

- Cốt truyện có hình thức là kết thúc có hậu nhưng bản chất là bi kịch

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Tính cách nhân vật được khắc hoạ bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm

- Miêu tả nội tâm nhân vật

- Khi miêu tả thiên nhiên, tác giả vừa khắc hoạ vẻ đẹp của cảnh vật, vừa dùng nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” để thể hiện tâm trạng nhân vật

- Câu thơ lục bát trong Truyện Kiều vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực.

- Tiếng Việt trong Truyện Kiều rất giàu, rất đẹp, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.

Câu 5:

- Văn bản này là văn bản thông tin vì:

+ Văn bản có tính chất và mục đích để cung cấp thông tin cho người đọc về tác giả Nguyễn Du.

+ Văn bản có sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản thông tin: hình ảnh, các đề mục

+ Ngôn ngữ không phải mang màu sắc văn học nghệ thuật mà mang màu sắc thuyết minh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác