Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 cánh diều bài 1: Lời tiễn dặn
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viết bài văn phân tích phần 1 của văn bản
Câu 2: Viết bài văn phân tích phần 2 của văn bản.
Câu 1:
Yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau là điều mà không ai muốn trong tình yêu bởi điều đó gây nên sự đau xót, buồn sầu cho cả hai. Chàng trai và cô gái trong phần 1 của văn bản “Lời tiễn dặn” cũng ở vào tình trạng tương tự. Phần 1 là những lời bộc bạch tâm trạng đầy cảm xúc của hai người khi chàng trai tiễn đưa cô gái về nhà chồng.
Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng
Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại
Chim nhạn dưới thấp bay quanh nhủ anh quay đi, anh quay đi
Chàng trai yêu cô gái, theo lý là tiễn đưa cô gái đến tận nhà chồng rồi mới quay về nhưng cảm nhận về một người mà mình yêu thương sâu sắc sắp phải xa lìa mình mà không có cách nào, cảm xúc đau xót khi sắp phải chứng kiến người yêu bên gia đình người mà cô không hề yêu thương đã khiến anh không muốn đi tiếp nữa. Anh muốn mượn lời của chim trích, chim nhạn để anh quay lại. Anh muốn mượn khu rừng để trút bày tâm sự, nỗi sầu khó tả.
- “Chào chốn rừng xanh nơi thường lui tới
Nước đập bè chìm
Sóng xô bè vỡ
Bè chìm trôi ba suối mất rồi”.
Chốn rừng xanh nơi hai người thường lui tới giở đây trong cảm nhận của chàng trai là một sự tàn phá dữ dội “bè chìm, bè vỡ, sóng xô”. Những hình ảnh đó thể hiện cho tâm trạng, tình cảnh tuyệt vọng của chàng trai. Chàng trai cảm thấy đau xót khi mà “Đôi ta yêu nhau chưa trọn một ngày / Chưa đầy một khắc”. Chàng trai vừa mới đi làm giàu trở về nhưng mọi thứ đã muộn, cô gái lúc này phải về nhà chồng vì thế mà đoạn tiễn đưa này là những thời khắc cuối cùng trong cuộc hội ngộ ngắn ngủi của hai người. Chàng trai cũng tìm cách cớ để người yêu cho mình thôi không tiễn đưa nữa:
Của không mua, lẽ đâu được giữ liền tay
Chỉ cá liền với nước
Chỉ lúa liền với ruộng
Với những lời lẽ trên, chàng trai đã chỉ ra rằng của không phải sở hữu của mình thì mình không thể giữ được, không giống như cá với nước, lúa với ruộng, những thứ luôn đi cùng nhau. Cô gái đáng ra thuộc về chàng trai nhưng những hủ tục đã khiến cô gái không còn là của chàng trai nữa. Những lí cớ của chàng trai qua đó mà không chỉ phản ánh sâu sắc nỗi buồn mà còn là sự căm ghét với tập tục hôn nhân của dân tộc này. Chàng trai nói lời cuối “Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi!”.
Cô gái với tình yêu tha thiết dành cho chàng trai, với nỗi buồn, sự cô độc, sự sợ hãi trên chặng đường sắp tới, không chấp nhận lời đề nghị của chàng trai liền nói ngay:
- “Đừng vội anh, đừng vội
Sao Khun Lú trên trời còn đợi
Áng mây kia vương vấn còn chờ
Đôi ta xa nhau dằng dặc nỗi niềm tưởng nhớ
Mưa sắp rơi ào đồng cỏ
Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng
Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!”
Để chứng minh cho tình yêu của mình cũng như để khiến chàng trai đừng rời bỏ mình lúc này, cô gái đã gợi nhắc đến sao Khun Lú, một biểu tượng của tình yêu của con người nơi đây, tuy không được gần nhau mà mãi trông đợi nhau. Tình cảnh đó thật giống với tình cảnh của hai người giờ đây. Tiếp đó, cô gái nói về mây, mưa, rừng núi, dòng thác để tái hiện cho chàng trai thấy một chặng đường cô đơn gian nan mà cô sẽ phải đi nếu không có chàng đi cùng. Cô gái dường như trách móc với chàng trai là làm sao anh lại có thể bỏ em trong tình cảnh như vậy. Cô gái giãi bày với chàng trai “Đôi ta xa nhau dằng dặc nỗi niềm tưởng nhớ”. Với lời giãi bày đó, cô gái đã nhắc nhở với chàng trai về một tình yêu sâu đậm giữa đôi bên, không gặp nhau mà vẫn “dằng dặc” nỗi niềm để qua đó ngầm nói với chàng rằng đôi ta đã yêu nhau ngay cả khi không gặp nhau thì tại sao chỉ còn một quãng đường nữa mà anh lại bỏ rơi em.
Lời khẩn cầu chân thành của cô gái đã khiến chàng trai phải thay đổi ý định, chàng trai trở nên quyết tâm hơn, khao khát hơn về mối tình của hai người:
- “Thác trào dâng, ngang dòng củi vướng
Gặp nhau đây thoắt bỗng chia lìa
Đôi ta yêu nhau đợi đến tháng Năm lau nở
Đợi mùa nước đỏ cá về
Đợi chim tăng ló hót gọi hè
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già”.
Hai câu đầu chàng trai thể hiện tình cảnh đáng xót của hai người. “Thác trào dâng” biểu hiện cho tình yêu dạt dào của hai người, “ngang dòng củi vướng” biểu hiện cho sự bất công, cay đắng chia rẽ hai người. Năm câu sau đó sử dụng phép tu từ lặp cấu trúc kết hợp với các hình ảnh thiên nhiên cho thấy sự khao khát, mong đợi của không chỉ chàng trai mà của cả hai người. Tình yêu tha thiết, sâu đâm của chàng trai và cô gái đến đây càng được chứng minh hơn nữa.
Có thể thấy, với việc kết hợp yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự, kết hợp các phép tu từ với hình ảnh thiên nhiên, phần 1 của văn bản “Lời tiễn dặn” đã cho ta thấy được tình yêu sâu đậm và khát khao muốn được ở bên nhau dù có khó khăn, dù có qua bao tháng năm đi nữa. Lời câu xin của cô gái và lời tiễn dặn của chàng trai đã làm vững chắc tinh thần cho hai người.
Câu 2:
Sau khi căn dặn cô gái bằng tinh thần quyết tâm sẽ đến bên nhau trên đường tiễn dặn, phần 2 là cảnh chàng trai phải chứng kiến người yêu của mình nhà chồng đánh đập. Tình yêu của chàng trai đối với cô gái càng trở nên sâu đậm hơn qua những lời tiễn dặn của chàng trai ở phần này.
Người xui con trai xuống đòn
Chồng lòng rộng không nỡ
Dạ bao dong còn thương
Con không đánh, bố bỏ cơm không dậy
Chồng em liền trợn mắt ra tay.
Những câu thơ đầu cho thấy sự độc ác của gia đình nhà chồng đồng thời lên án tập tục hôn nhân cổ hủ ở nơi đây, khiến thân phận con người phải chịu cảnh đoạ đầy.
Khi yêu người ta luôn mong muốn có thể khiến cho người yêu luôn hạnh phúc. Thế nhưng chàng trai này đã không thể làm được điều đó. Đó chính là nỗi đau khổ, luôn dằn xé trong tâm tư của chàng trai khi chứng kiến cô gái bị đánh đập, hành hạ ngay trước mắt, giờ đây anh chỉ còn có thể làm một việc duy nhất là chăm sóc, an ủi bên cô trong giai đoạn cay đắng này:
Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dậy rũ áo kẻo bọ,
Dậy phủi áo kẻo lấm!
Đầu bù anh chải cho,
Tóc rối đưa anh búi hộ!
Anh chặt tre về đốt gióng đầu,
Chặt tre dày, anh hun gióng giữa,
Lam ống thuốc này em uống khỏi đau".
Vì muốn một lòng chung thủy son sắt với người yêu, nên có lẽ cô gái đã phản kháng, làm trái với đạo lý của một người con dâu, chỉ để mong bị đuổi, trả về nhà, đoàn tụ với người yêu. Đương nhiên, cô phải trả giá cho những điều đó. Cô bị đánh đập, hành hạ, và bị đối xử như người ở trong nhà. Tất cả những việc cô làm, chàng trai đều hiểu hết, giờ đây trong chàng là một nỗi xót xa, bất lực cùng cực, chỉ còn có thể đứng đằng sau mà vỗ về, an ủi, tận tình chăm sóc sau những trận đòn roi của gia đình chồng.
Không phải chỉ có một mình cô gái đang chiến đấu, đấu tranh để được quay về bên chàng trai, anh muốn nói với cô rằng dù cho có chuyện gì xảy ra thì cô sẽ không một mình, luôn có anh ở bên cô cùng cô vượt qua mọi sóng gió:
"Tơ rối đôi ta cùng gỡ,
Tơ vò ta vuốt lại quay guồng;
Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn,
Về với người ta thương thưở cũ".
Những hình ảnh "tơ rối ta cùng gỡ, tơ vò vuốt lại" là minh chứng cho câu hứa chàng sẽ cùng người yêu đối mặt mọi sóng gió, luôn là chỗ dựa vững chắc cho cô mỗi khi gặp trắc trở.
Sức chịu đựng của con người là có giới hạn, tức nước thì vỡ bờ. Thực tế quá cay đắng, chàng trai quyết tâm muốn phá vỡ mọi quy tắc, giành lại người yêu được thể hiện qua những hình ảnh về cái chết:
"Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát".
Chết là khi con người ta đã tới bước đường cùng, không thể làm gì được nữa, quá bức xúc với hiện thực cuộc sống. Nhưng cặp đôi này lại không lựa chọn phương án đó mà trái ngược là thái độ quyết tâm sống hạnh phúc, sống mạnh mẽ, cùng nhau phá vỡ rào cản xã hội phong kiến khắt khe để đi đến con đường tình yêu của hai người. Sử dụng hình ảnh cái chết, chỉ để càng khẳng định sức sống mãnh liệt, muốn đoàn tụ bên nhau của hai người.
"Có công mài sắt, có ngày nên kim". Kiên trì mài giũa tình yêu cùng với niềm tin tưởng tuyệt đối sẽ đem đến niềm tin về cái kết có hậu như một câu chuyện cổ tích ngọt ngào:
Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng,
Lời đã trao thương không lạc mất;
Như bán trâu ngoài chợ,
Như thu lúa muôn bông.
Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,
Bền chắc như vàng, như đá.
Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng,
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già,
Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển,
Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe".
Bằng biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã khiến cho ta thêm biết được các phong tục, tập quán vô cùng đặc sắc của người Thái, và những câu chuyện tình yêu ngọt ngào của các cặp đôi dân tộc Thái. Sau bao sóng gió, nỗ lực giành lấy hạnh phúc, cuối cùng hai người đã đoàn tụ, được sống bên nhau trọn vẹn. Sức mạnh tình yêu chân chính sẽ khiến cho họ có một kết thúc vô cùng có hậu.
Cái kết của họ chính là niềm tin vào một tình yêu chân chính. Nó có thể khiến những điều tưởng chừng không thể thành có thể. Họ sẽ cùng nhau vượt qua mọi gian nan, biến cố của cuộc đời này để nhận lại những gì xứng đáng nhất. Chàng trai thực hiện được đúng lời hứa của mình bằng tất cả lòng yêu thương, sự tin tưởng, ý chí kiên định với tình yêu sắt đá của hai người. Câu chuyện của hai người là một bằng chứng sống của niềm tin vào tình yêu chân chính trong xã hội xưa khắc nghiệt. Thông qua đó, đoạn trích còn phản ánh một hiện thực khắc nghiệt chính là những phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu khi xưa khiến cho tình yêu chân chính bị ngăn cấm, làm cho nhiều mối tình bị tan vỡ vì những định kiến khắt khe và vô lý của xã hội phong kiến miền núi. Đồng thời tác giả bày tỏ tiếng nói, khát vọng được tự do yêu đương, tự quyết định bạn đời, cuộc sống hôn nhân của các cặp đôi người Thái.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận