Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 8 chân trời bài 17: Ấn Độ
VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh tại Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam giai đoạn cuối thế ki XIX.
Câu 2: Trình bày một số hiểu biết của em về Đảng Quốc đại.
Câu 3: Vì sao nói cao trào cách mạng 1905 – 1908 đánh dấu sự thức tỉnh dân tộc của nhân dân Ấn Độ?
Câu 1:
Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh tại Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam:
- Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị (chủ nghĩa thực dân cũ).
- Ở Việt Nam, thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, sáp nhập vào Liên bang Đông Dương. Đứng đầu là một viên Toàn quyền là người Pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh đều có một viên công sứ người Pháp thực hiện chức năng bảo hộ,...
=>Đây chính là chính sách trực trị, chia để trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Về cơ bản cũng giống với chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ
Câu 2:
Một số thông tin về Đảng Quốc đại:
- Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại Hội gọi tắt là Đảng Quốc Đại (chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc) được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc.
- Trong quá trình hoạt động, Đảng phân hóa thành 2 phái:
+ Phái “ôn hòa”chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách.
+ Phái “Cấp Tiến”do Ti- lắc cầm đầu, có thái độ kiên quyết chống Anh.
Câu 3:
- Cao trào cách mạng 1905 – 1908 của Ấn Độ đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân chủ ở nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỉ XX.
- Cao trào cách mạng 1905 – 1908 do một bộ phận giai cấp tư sản cấp tiến Ấn Độ lãnh đạo mang đậm ý thức dân tộc thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.
- Đây là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ đầu thế kỉ XX nhằm mục tiêu độc lập, dân chủ.
- Đã thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Ấn Độ và sức mạnh, khả năng cách mạng của giai cấp công nhân Ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc.
Xem toàn bộ: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời bài 17: Ấn Độ
Bình luận