Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 8 cánh diều bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 5 dòng) về một di tích hoặc lễ hội còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một vị thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Câu 2: Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy viết về một cuộc khởi nghĩa (khoảng 100 chữ) với các nội dung sau:
- Khởi nghĩa diễn ra khi nào? Ở đâu?
- Mục đích?
- Ai tham gia?
- Ai có liên quan?
- Họ đã hành động như thế nào?
- Kết quả?
Câu 3: Em hãy lập sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân ở Đàng Ngoài.
Câu 4: Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về tình hình chính trị, khởi nghĩa nông dân theo gợi ý sau:
Các lĩnh vực | Khái quát tình hình |
Tình hình chính trị |
|
Phong trào khởi nghĩa nông dân |
|
Câu 1:
Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn cửa người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.
Câu 2:
Năm 1739, trước tình cảnh triều đình phong kiến tha hóa, bỏ bê biên ải, giặc dã hoành hành, dân chúng lầm than, Hoàng Công Chất đã chiêu binh mã, tập trung lực lượng khởi nghĩa tại Đông Yên.
Sau khi làm chủ vùng Sơn Nam hạ (Thái Bình, Nam Định ngày nay), nghĩa quân đánh thẳng vào Thanh Hóa và tiến lên Tây Bắc.
Năm 1754, Mường Thanh được giải phóng, các tù trưởng tự nguyện đem quân hợp nhất, tăng sức mạnh lực lượng, Hoàng Công Chất cho xây dựng đại bản doanh ở tại thành Tam Vạn (Sam Mứn).
Do thành Tam Vạn không đáp ứng yêu cầu về mặt quân sự, nên Hoàng Công Chất đã cho xây dựng thành Chiềng Lề (thành Bản Phủ) vào năm 1758. Thành Bản Phủ rộng 80 mẫu, tường đất cao 5 thước, mặt thành rộng 4-5 thước, voi ngựa có thể đi lại. Thành có 4 cửa, cổng thành bề thế, có vọng gác, người đi trên tường thành có thể quan sát toàn bộ vùng lòng chảo, xung quanh thành trồng tre gai dày đặc, có hào sâu 10 thước. Thành Bản Phủ nằm ở gần ngã 3 sông Nậm Rốm và Pá Nậm, rất lợi thế về mặt phòng thủ, Hoàng Công Chất cho đào hơn trăm ao lấy nước sinh hoạt và luyện thủy quân trong thành, sau đó chia đất cho người dân địa phương, vùng Mường Thanh trở thành vùng đất trù phú nhất khu vực Tây Bắc.
Tháng 10/1767, nghĩa quân tấn công 7 trận lớn vào các vùng thuộc Sơn La, Thanh Hóa, Hòa Bình ngày nay. Chúa Trịnh Sâm đã tập trung binh lực đàn áp cuộc khởi nghĩa, thành Tam Vạn và căn cứ Mãnh Thiên bị tấn công liên tục.
Năm 1768, Hoàng Công Chất qua đời vì lâm bệnh nặng tại Mãnh Thiên, đến năm 1769, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất bị dập tắt hoàn toàn.
Câu 3:
Câu 4:
Các lĩnh vực | Khái quát tình hình |
Tình hình chính trị | - Từ giữa thế kỉ VXIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mập mờ trong cung cấm. Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc, vung phí tiền cuar, quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân. - Nông dân bị cướp đoạt ruộng đẩ, sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai hạn hán xảy ra liên tiếp; công, thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn. Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán. |
Phong trào khởi nghĩa nông dân | - Nguyên nhân bùng nổ: Mâu thuẫn sâu sắc giữa các tầng lớ nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền phong kiến Lê – Trịnh. - Phạm vi, quy mô: Hàng chục cuộc khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra trên phạm vi cả Đàng Ngoài. - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 – 1769), khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương ( 1740 – 1751), khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751),… - Kết quả: thất bại - Tác động: Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ, làm lung lay chính quyền “vua Lê – chúa Trịnh”. |
Bình luận