Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 11 CTST bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1: Hãy cho biết nguồn gốc tên gọi “Biển Đông”.

Câu 2: Em hãy kể tên một số tỉnh, thành phổ ở Việt Nam giáp biển.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của biển đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Câu 4: Theo em, những nguồn tài nguyên nào ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển?

Câu 5: Ngày 11/8/2011, ngọn đuốc trên giàn khoan DH-02 đã bùng cháy tại mỏ Đại Hùng. DH-02 là công trình dầu khí đầu tiên do các kĩ sư Việt Nam chế tạo. Em có suy nghĩ gì về sự kiện này?

Câu 6: Có ý kiến cho rằng “Biển Đông là một trong những bồn trũng chứa nhiều dầu khí trên thế giới”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?


Câu 1: 

Biển Đông là tên do người Việt Nam đặt từ xa xưa cho vùng biển nằm ở phía đông đất nước (Dư địa chí của Nguyễn Trãi năm 1435). Tên tiếng Anh của Biển Đông là South China Sea, do Tổ chức Thuỷ đạc quốc tế đặt theo thông lệ quốc tế dựa vào tên địa danh của một quốc gia ven biển có diện tích lãnh thổ đất liền lớn nhất nhưng tên gọi này không hàm ý về chủ quyền. Người Trung Quốc gọi là Nam Hải, người Phi-líp-pin gọi là Biển Tây.

Câu 2:

Năm 2021, Việt Nam có 28 trên 63 tỉnh, thành phố giáp biển, với 125 huyện ven biển, trong đó có 12 huyện đảo, gồm: Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Côn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngài), Trường Sa (Khánh Hoà), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên Giang).

Câu 3: 

Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây đựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biến gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phân duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.

Câu 4: 

Những nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển:

- Tài nguyên sinh vật: nằm trải rộng trên một vùng biển lớn, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tạo nên ngư trường đánh bắt hải sản khổng lổ với nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, ốc tai voi,...

- Tài nguyên khoáng sản: gồm dầu mỏ, khí đốt, phốt phát, cát, vỏ sò,... có thể khai thác với trữ lượng lớn. Đặc biệt, khu vực biển của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa chứa đựng tài nguyên băng cháy rất lớn, được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.

- Tài nguyên du lịch biển: được đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật đa dạng dưới đáy biển, cảnh quan thiên nhiên đẹp ven biển và trên nhiều hòn đảo.

Câu 5: 

Ngày 11-8-2011, ngọn đuốc trên giàn khoan DH-02 đã bùng cháy tại mỏ Đại Hùng. DH-02 là công trình dầu khí lớn đầu tiên do chính các kĩ sư, công nhân Việt Nam chế tạo và lắp đặt, chuyên khai thác ở vùng nước sâu xa bờ, có kích thước, trọng lượng lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm đó. Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành, là biểu hiện cho ý chí, nội lực và khả năng làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng nước sâu của Việt Nam trên Biển Đông.

Câu 6: 

- Đồng ý với ý kiến.

- Giải thích: Biển Đông được coi là một trong những bồn trũng chứa nhiều dầu khí trên thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí là các bốn trũng Bru-nây Sa-ba, Xa-ra-oắc, Ma-lai, Pa-ta-ni Thái, Nam Côn Sơn,... Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỉ thùng, với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác