Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 11 CTST bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1:

  1. Xác định vị trí của Biển Đông.
  2. Kể tên các nước tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 2: Phân tích vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đối với sự phát triển kinh tế -  xã hội của các nước trong khu vực.

Câu 3: Xác định vị trí của một số đảo, quần đảo thuộc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Câu 4: Em hãy cho biết tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông với Việt Nam và các nước trong khu vực.

Câu 5: Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông phong phú như thế nào?


Câu 1:

  1. Vị trí của Biển Đông:

- Là biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng 3N đến 26°B và khoảng 100°Ð đến 121°Đ.

- Có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải dài khoảng 3 000 km theo trục đông bắc - tây nam, nối liển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

- Là biển tương đối kín vì các đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều có đảo, quần đảo bao bọc.

 Biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới có diện tích gấp khoảng 1,5 lần Địa Trung Hải và 8 lần Biển Đen; độ sâu trung bình khoảng 1 1140m, nơi sâu nhất khoảng hơn 5 000m.

  1. Tên các nước tiếp giáp với Biển Đông:

Biển Đông tiếp giáp với 9 quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Trung Quốc.

Câu 2:

Vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực:

- Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn

như: sinh vật biển, khoáng sản. Đặc biệt, là một trong những bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng của Biển Đông có giá trị cao đối với hoạt động nghiên cứu của khoa học, phục vụ đời sống hằng ngày của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực.

Câu 3: 

Vị trí của một số đảo, quần đảo thuộc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa:

- Biển Đông có hàng nghìn đảo và quần đảo nằm rải rác với diện tích khác nhau.

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông và có vị trí chiến lược quan trọng. Địa hình của hai quần đảo này là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển.

+ Quần đảo Hoàng Sa là quần đảo san hô ở phía bắc Biển Đông, gồm 37 đảo, đá, bãi cạn,…Quần đảo Hoàng Sa nằm giữa kinh tuyến từ khoảng 111°ĐÐ đến 113°Đ,... trải từ khoảng vĩ tuyến 15°45'B đến 17°15'B với các đảo lớn như đảo Phú Lâm, đảo Lin Côn,... Một số đảo rất gần lục địa Việt Nam như đảo Tri Tôn, đảo Hoàng Sa.

+ Quần đảo Trường Sa nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô nằm trong vùng biển rộng gấp nhiều lần so với quần đảo

Hoàng Sa. Quần đảo Trường Sa nằm ở vĩ tuyến từ khoảng 6°30'B đến 12°B và kinh tuyến từ khoảng 111°30'Đ đến 117°201'Đ. Quần đảo được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.

Câu 4: 

Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông:

* Tuyến đường giao thông huyết mạch:

- Là “cầu nối” giữa hai đại dương là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Tuyến đường “huyết mạch” của hàng hải quốc tế, được coi là tuyến đường biển nhộn nhịp thứ hai thế giới.

* Địa bàn chiến lược quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương:

- Nơi tập trung của các mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng trên cơ sở giao thoa văn hóa – văn minh của nước ngoài với các nước trong khu vực.

Được nhiều nước trên thế giới quan tâm, trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn.

- Nhiều nước trong khu vực có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển trên Biển Đông. 

* Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển:

- Biển Đông có đa dạng sinh học cao (khoảng 11 000 loài sinh vật cư trú).

- Là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.

- Tài nguyên khí đốt.

Câu 5: 

+ Có hơn 11 000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 loại sinh thái điển hình (6000 loài động vật dưới đáy biển, 2038 loài cá và nhiều loài san hô cứng).

+ Có một trong những trũng dầu khí có trữ lượng lớn nhất thế giới.

+ Tài nguyên khí đốt đóng băng, nguồn tài nguyên sẽ thay thế dầu khí trong tương lai.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác