Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao KHTN 8 KNTT bài 11: Muối

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trong dung dịch, giữa các cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứng? Viết phương trình hoá học của các phản ứng đó.

 

Na2CO3

KCl

Na2SO4

NaNO3

Ca(NO3)2

?

?

?

?

BaCl2

?

?

?

?

HNO3

?

?

?

?

 

Câu 2: Tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ được tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây

Câu 2: Tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ được tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây  Dựa vào sơ đồ Hình 11.2 và cho biết tính chất của oxide, acid, base. Viết phương trình hoá học minh hoạ.

Dựa vào sơ đồ Hình 11.2 và cho biết tính chất của oxide, acid, base. Viết phương trình hoá học minh hoạ.

Câu 3: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào hai đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau

  • Cho 11,2 gam Fe vào cốc đựng dung dịch HCl
  • Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4

Khi cả Fe và Al đều hòa tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?


Câu 1: 

 

Na2CO3

KCl

Na2SO4

NaNO3

Ca(NO3)2

×

-

×

-

BaCl2

×

-

×

-

HNO3

×

-

-

-

(“×”: xảy ra phản ứng; “-”: không xảy ra phản ứng)

Phương trình hoá học:

Ca(NO3)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaNO3

Ca(NO3)2 + Na2SO4 → CaSO4 + 2NaNO3

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

2HNO3 + Na2CO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O.

 

Câu 2: 

- Tính chất của oxide:

+ Oxide base tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O.

+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Ví dụ:

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.

- Tính chất của acid:

+ Tác dụng với kim loại tạo thành muối và khí. Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

+ Tác dụng với base tạo thành muối và nước. Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O.

+ Tác dụng với oxide base tạo thành muối và nước. Ví dụ:

H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + H2O.

+ Tác dụng với muối tạo thành muối mới và acid mới. Ví dụ:

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl.

- Tính chất của base:

+ Tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:

Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O.

+ Tác dụng với oxide acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.

+ Tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và base mới. Ví dụ:

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

 

Câu 3: 

Ta có $n_{Fe}=\frac{11,2}{56}=0,2 mol; n_{Al}=\frac{m}{27}mol$

Xét thí nghiệm 1:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,2                               0,2 (mol)

Xét thí nghiệm 2:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

 $\frac{m}{27}$                     $\frac{m}{18}$       (mol)

Vì sau phản ứng cân ở vị trí thăng bằng nên khối lượng kim loại Fe khi cho vào cốc A trừ đi khối lượng khí H2 mất đi ở cốc A phải bằng khối lượng kim loại Al cho vào cốc B trừ đi khối lượng khí H2 mất đi ở cốc B.

⇒ $m_{Fe}-m_{H_{2}(A)}=m_{Al}-m_{H_{2}(B)}$

⇒ 11,2 – 0,2.2 = m - $\frac{m}{9}$

⇒ m =12,15 (gam)


Bình luận

Giải bài tập những môn khác