Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 8 chân trời bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất ở nước ta.
Câu 2: Lấy ví dụ cụ thể chứng minh một số loại đất của nước ta đang bị thoái hóa.
Câu 3: Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 4: Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần làm gì để bảo vệ và phát huy hiệu quả tài nguyên đất ở nước ta?
Câu 1:
- Thực trạng: Nước ta có hàng triệu ha đất bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau. Biểu hiện cụ thể, là:
+ Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do nạn phá rừng, vì vậy, đất không còn độ phì, chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển, đất khó phục hồi.
+ Đất canh tác, nhất là đất trồng trọt bị suy giảm độ phì, bạc màu do khai thác quá mức; đất còn bị ô nhiễm do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí,...
+ Nguy cơ đất bị hoang mạc hoá xảy ra ở một số nơi khô hạn; mặn hoá do nước biển xâm nhập ở vùng ven biển;...
- Hậu quả: Thoái hóa đất dẫn đến độ phì của đất giảm, mất chất dinh dưỡng, khiến năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều nơi đất bị thoái hóa nặng không thể sử dụng cho trồng trọt.
- Kết luận: Việc ngăn chặn thoái hóa đất, nâng cao chất lượng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
Câu 2:
- Ví dụ 1: Nhiều diện tích đất feralit ở khu vực trung du và miền núi của Việt Nam đã bị rửa trôi, xói mòn bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng.
- Ví dụ 2: Đất phù sa ở vùng cửa sông ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn nhiễm phèn, ngập úng.
Câu 3:
Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì các lí do chủ yếu sau đây:
- Vai trò đặc biệt quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.
- Để phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên: đất phù sa ngọt với diện tích tương đối lớn, khí hậu nhiệt đớLài ẩm ổn định, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, hệ sinh thái đặc trưng là rừng ngập mặn, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt…
=> Sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên sẽ phát triển đa dạng hóa hoạt động nông - lâm - thủy sản của vùng, phát huy hiệu quả thế mạnh của vùng.
- Một số vấn đề về sử dụng tài nguyên của vùng:
+ Việc phá rừng ngập mặn để đất nuôi thủy sản (tôm, cá,…) đã làm môi trường vùng ven biển bị suy thoái. Rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cân bằng sinh thái, rừng cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác.
+ Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu của vùng. Diện tích đất phèn đất mặn lớn, nên giải quyết vấn đề nước ngọt để thau chua rửa mặn vào mùa khô là rất cần thiết
=> Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên để khắc phục những hạn chế vốn có của đồng bằng.
Câu 4:
- Một số hành động mà em có thể làm được để góp phần bảo vệ tài nguyên đất:
+ Dọn dẹp, vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở.
+ Vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng rác thải nhựa.
+ Trồng cây xanh.
+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Vận động người thân và mọi người xung quanh thực hiện nghiêm Luật đất đai do nhà nước ban hành.
+ Vận động người thân và mọi người xung quanh tăng cường sử dụng các sản phẩm phân bón sinh học; hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Phê phán các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất (ví dụ: sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, chặt phá rừng,…).
Bình luận