Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Tin học 8 CTST bài 1: Lịch sử phát triển máy tính
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Theo em, tại sao Z2 được gọi là máy tính điện cơ?
Câu 2: Trình bày nhược điểm của thế hệ máy tính đầu tiên.
Câu 3: Em hãy so sánh đặc điểm thế hệ máy tính thứ nhất với thế hệ máy tính thứ hai.
Câu 4: Trình bày vai trò của máy tính trong việc hình thành, phát triển xã hội thông tin, nông nghiệp, công nghiệp thông minh. Lấy ví dụ minh họa.
Câu 5: Em hãy phân biệt máy vi tính với máy tính cá nhân.
Câu 7: Theo em, điều gì giúp máy tính trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn và thông minh hơn?
Câu 1:
Z2 được gọi là máy tính điện cơ vì nó có bộ nhớ cơ học và sử dụng rơ le điện cho bộ xử lí số học và logic.
Câu 2:
Nhược điểm của máy tính thế hệ đầu tiên là:
- Máy tính rất lớn.
- Máy tính đắt tiền.
- Chúng tạo ra rất nhiều điện, nhiệt.
- Thường gặp trục trặc.
Câu 3:
| Thế hệ thứ nhất | Thế hệ thứ hai |
Thời gian | 1945 - 1955 | 1955 - 1965 |
Thành phần điện tử chính | Đèn điện tử chân không | Bóng bán dẫn |
Bộ nhớ | Trống từ | Lõi từ, băng từ |
Tốc độ | 5000 phép tính mỗi giây | Khoảng vài chục nghìn phép tính mỗi giây |
Thiết bị vào - ra | Sử dụng thẻ đục lỗ để lưu trữ | Máy đọc và in băng đục lỗ, máy đọc và in băng từ. |
→ So với thế hệ thứ nhất, các máy tính thế hệ thứ hai có độ tin cậy cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn, kích thước, trọng lượng nhỏ hơn và sử dụng bộ nhớ lõi từ.
Câu 4:
* Xã hội thông tin:
- Sự phát triển máy tính, Internet, các dịch vụ trên mạng (công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, thư điện tử, …) giúp con người dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận, chia sẻ thông tin trên mọi lĩnh vực.
- Máy tính làm thay đổi cách thức con người thu thập, lưu trữ, xử lí, chia sẻ thông tin; cung cấp nền tảng, phương tiện kết nối, khai thác thông tin.
- Ví dụ: sử dụng máy tính, điện thoại thông minh để xem tin tức trên báo điện tử; chia sẻ, giao lưu trên mạng xã hội; trò chuyện trực tuyến, gọi điện, gửi, nhận thư điện tử,…
* Nông nghiệp, công nghiệp thông minh:
- Ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất: Các thiết bị thông minh phối hợp với nhau tạo thành hệ thống thông minh có thể tự thu thập, truyền, xử lí thông tin và tự ra quyết định hành động.
- Ví dụ:
+ Trong nông nghiệp: Trang trại thông minh sử dụng máy tính kết nối với các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, mực nước, ánh sáng, âm thanh,… cho phép tự động thực hiện việc tưới tiêu, cung cấp thức ăn cho vật nuôi, dưỡng chất cho cây trồng, điều chỉnh ánh sáng phù hợp với từng thời kì phát triển của cây trồng, vật nuôi.
+ Trong công nghiệp: Xuất hiện những nhà máy thông minh được tự động hóa hoàn toàn, không có công nhân làm việc. Hệ thống thông minh thực hiện bởi kết nối, xử lí thông tin ở các công đoạn như nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, kết quả kinh doanh, phản hồi từ người dùng để tự điều chỉnh, tối ưu hóa hoạt động sản xuất.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, từ đó nâng cao chất lượng đời sống của con người.
Câu 5:
- Máy vi tính là máy tính điện tử, trong đó bộ xử lí trung tâm là một mạch tích hợp cỡ lớn, chứa hàng chục triệu linh kiện bán dẫn trở lên, còn được gọi là bộ vi xử lí.
- Máy tính cá nhân là cách gọi máy vi tính được cải tiến theo hướng giảm kích thước và giá thành sản xuất để có thể được sở hữu bởi mỗi cá nhân.
Câu 7:
Máy tính trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn và thông minh hơn là nhờ sự phát triển của công nghệ (đèn điện tử chân không, bóng bán dẫn, mạch tích hợp VLSI, ULSI) và sự phát triển thiết bị phần cứng tạo điều kiện để phát triển trí tuệ nhân tạo, từ đó giúp máy tính trở nên thông minh hơn.
Bình luận