Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 1: Nhớ đồng

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Trong bài thơ Nhớ đồng, vì sao tiếng hò vọng vào nhà tù lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ?

Câu 2: Hiệu quả của những câu thơ điệp khúc trong Nhớ đồng qua việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả là gì?

Câu 3: Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào trong bài Nhớ đồng được diễn tả bằng hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu nào?

Câu 4: Nêu cảm nghĩ của em về niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ trong bài “Nhớ đồng”.

Câu 5: Bài thơ Nhớ đồng ra đời trong hoàn cảnh nào?

 


Câu 1: 

Trong bài thơ, cảm hứng của nhà thơ được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù. Tiếng hò có sức gợi cảm như vậy bởi:

  • Tiếng hò ở đây là tiếng thương nhớ quê hương, nó được lặp lại nhiều lần giúp tô đậm cảm xúc triền miên vì nỗi nhớ da diết:
  • “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
  • Hiu quạnh bên sông một tiếng hò”
  • Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trưa, giữa bến sông, cánh đồng trắng. Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn, lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài.
  • Tiếng hò còn chính là tiếng đồng cảm với nỗi nhớ thương đồng quê của tác giả. Một tiếng hò cất lên mà biết bao kỉ niệm thuở yên vui tràn về, gợi bao nỗi nhớ khắc khoải, da diết.
  • Từ đó càng diễn tả được cõi lòng hoang vắng của nhân vật trữ tình vì cách biệt với thế giới bên ngoài, nỗi cô đơn, hiu quạnh của người tha thiết yêu đời

Câu 2: 

  • Trong bài thơ, Tố Hữu sử dụng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ “đâu”.
  • Tác dụng:

+ Câu “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh” là câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Thể hiện nỗi nhớ thương quê hương da diết và sự cô đơn của nhà thơ khi bị cách biệt với thế giới bên ngoài.

+ Điệp từ “đâu” lặp lại liên tiếp ở các khổ thơ trải ra mênh mông nỗi nhớ của nhà thơ. Nó khơi gợi để nhà thơ hồi tưởng và nhớ thương về những gì đã gắn bó máu thịt với mình. Trong cảnh tù ngục tối tăm, nhà thơ chỉ có thể nghe và cảm nhận những gì thân thuộc nhất bằng tâm hồn nhạy cảm của mình.

Câu 3:

  • Những hình ảnh đồng quê quen thuộc, thân thương: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều nương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen...
  • Từ ngữ, giọng điệu giản dị, da diết, đậm chất dân tộc
  • Vừa gợi nỗi nhớ thương vừa gợi nỗi buồn sâu xa thấm thía.

Câu 4: 

Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do được bày tỏ chân thành và xúc động qua sự hồi tưởng về cuộc đời của chính mình:

  • Trước khi giác ngộ lí tưởng: vô định, băn khoăn, quanh quẩn (câu 31 -> câu 34).
  • Khi bắt gặp lí tưởng cách mạng: say mê, vui sướng, hạnh phúc (câu 35 -> câu 38).
  • Quay về hiện tại: buồn thảm vì bị giam cầm và khát khao trở lại với cuộc đời cách mạng tự do, cháy sáng.
  • Trung thành với lí tưởng cách mạng, khát khao tự do và khát khao hành động cháy bỏng

Câu 5: 

  • Năm 1939, nguy cơ đại chiến thứ hai bùng nổ. Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.
  • Ngày 29-4-1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ → sáng tác bài thơ. Tố Hữu mới được kết nạp vào Đảng 1938, đang say sưa hoạt động phong trào, bị bắt, thế giới nhà tù cô đơn ngăn cản cuộc sống bên ngoài nhà tù.
  • Vị trí: Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy, viết chính thức vào tháng 7-1939.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác