Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 1: Nhớ đồng

I. NHẬN BIẾT (06 câu)

Câu 1: Bài thơ Nhớ đồng được viết theo thể loại nào?

Câu 2: Khổ thơ thứ 2 bài Nhớ đồng có cách gieo vần như thế nào? Em hãy nhận xét cách gieo vần đó?

Câu 3: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

Câu 4: Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

Câu 5: Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?

Câu 6: Trình bày bố cục của bài thơ Nhớ đồng?


Câu 1: 

Thể thơ: tự do

Câu 2: 

Câu thơ thứ nhất, thứ hai và thứ tư có cùng vần ui, các câu thơ có nhịp 4/3

Câu 3: 

Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Dựa trên cảm hứng xuất phát từ tiếng hò cùa nhà thơ cũng như việc sử dụng phép lặp, những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu khơi gợi nỗi nhớ quê hương da diết thể hiện Niềm say mê lí tưởng và khát khao tự do của nhà thơ và sự vận động của tác giả đã cho thấy nỗi niềm nhớ mong những tháng ngày tự do của tác giả.

Câu 4:

Bài thơ thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

  • Thể hiện qua việc:

+ Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

+ Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

+ Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

Câu 5: 

Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu Tổ quốc, khát vọng tự do. Không gì có thể hơn quê nhà cũng như sự tự do, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là tình yêu đối với Tổ quốc.

Câu 6:

Bố cục:3 phần

  • Phần 1 (Từ đầu đến "thiệt thà"): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
  • Phần 2 (Tiếp theo đến "ngát trời"): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
  • Phần 3 (Còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác