Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 chân trời bài 7: Thực hành tiếng Việt.
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?
Câu 2: Xác định thành ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng của thành ngữ ấy: Tôi ba chân bốn cẳng lội xuống nước, không kịp xắn hai ống quần, bùn dưới chân tôi kêu lép bép.
Câu 3: Xác định biệt ngữ xã hội trong các trường hợp sau và giải thích ý nghĩa của chúng:
- Tại sao bạn ấy hay… chém gió?
- Khi được ai đó thả thính nhưng bạn chỉ xem người ta là bạn, vậy hãy xem hết bài viết này để biết cách né thính sao cho thật tinh tế nhé!
(Theo Mực tím online)
Đây là biệt ngữ của nhóm người nào?
Câu 1:
Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta không thể sử dụng các biệt ngữ xã hội vì ngôn ngữ trong bài văn phân tích cần có sự tường minh, chính xác để diễn tả đúng cảm xác, cảm nhận của bản thân, có thể sử dụng ngôn ngữ nhiều tầng nghĩa, lớp nghĩa nhưng phải chứa đựng dụng ý nghệ thuật văn học trong đó. Vậy nên, biệt ngữ xã hội không thể đưa vào các bài văn phân tích tác phẩm văn học.
Câu 2:
- Thành ngữ trong câu văn trên là: ba chân bốn cẳng.
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự nhanh chóng, vội vàng hết sức.
Câu 3:
- Biệt ngữ xã hội: chém gió (tức là nói quá, nói những việc vượt quá khả năng của mình hoặc nói khoác, nói phét, những việc không có nói thành có).
- Biệt ngữ xã hội: thả thính – né thính
+ Thả thính: là cách nói ẩn dụ của việc cố tình thu hút người khác đến với mình nhằm mục đích nào đó. Vì thế, nghĩa bóng của thả thính là cố tình lôi cuốn, hấp dẫn ai đó, làm cho họ thích mình và nảy sinh tình cảm.
+ Né thính: là hành động né tránh hoặc không muốn đáp lại tình cảm của người “thả thính”.
=> Đây là biệt ngữ của nhóm học sinh, sinh viên (giới trẻ)
Bình luận