Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

II. THÔNG HIỂU (05 câu)

Câu 1: Em hiểu thế nào về câu nói của thủ lĩnh da đỏ đất là Mẹ?

Câu 2: Những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở phần cuối của bức thư?

Câu 3: Nhận xét về thái độ và cách đối xử của người da trắng và người da đỏ đối với thiên nhiên, đất đai.

Câu 4: Đọc đoạn giữa của bức thư (từ Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống… đến …Mọi vật trên đòi đều có sự ràng buộc.)

  1. Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong cách sống, trong thái độ đối với Đất, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng trên những vấn đề gì?
  2. Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình?

 


Câu 1:

Câu nói “Đất là Mẹ” nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất: con người sống được là nhờ có đất đai. Đất đai cho con người nơi trú ngụ. Đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Đất đai nuôi sống cây cỏ, thú vật và các thứ này lại nuôi sống con người.

Câu 2: 

Ở phần cuối của bức thư, tác giả đã đưa ra những lời kiến nghị có ý nghĩa sâu sắc: Cách ứng xử của người da trắng hoàn toàn đối lập với cách ứng xử của người da đỏ đối với đất đai và thiên nhiên. Đòi hỏi Tổng thống Mĩ phải dạy con cháu biết kính trọng đất đai vì sự giàu có của đất đai là do nhiều...

Câu 3: 

Cách đối xử của người da trắng đối với thiên nhiên, đất đai: Các mảnh đất đều như nhau, họ luôn xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù. Chỉ biết khai thác đất đai (lấy đi từ lòng đất những gì họ cần). Cư xử như mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa.

Câu 4: 

a. Sự khác biệt của người da đỏ và người da trắng thể hiện ở:

- Thái độ đối với đất đai:

+ Người da trắng xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù. Họ cư xử với đất như vật mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa. Người da trắng chỉ biết khai thác, lấy đi những thứ cần, ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.

+ Người da đỏ gắn bó, thân thiết, coi đất như mẹ, như một phần của mình.

- Sự khác biệt đó còn thể hiện ở lối sống:

+ Người da trắng sống ồn ào trong nhịp sống công nghiệp căng thẳng, họ không quan tâm đến không khí, không biết thưởng thức “những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ”, không quý trọng muôn thú.

+ Người da đỏ sống trái lại.

b. Để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập và thể hiện thái độ, tình cảm của mình, tác giả đã dùng một số biện pháp nghệ thuật như:

- Phép đối lập: 

+ Anh em >< kẻ thù

+ Yên tĩnh >< ồn ào

+ Xa lạ và thân thiết

- Điệp ngữ: “Tôi biết... Tôi biết... Tôi thật không hiểu... Tôi đã chứng kiến... ngài phải phải nhớ... Ngài phải gìn giữ... ngài phải dạy... ngài phải bảo...”

- Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ với thiên nhiên, về cách sống.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác