Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Gió lạnh đầu mùa

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện.

Câu 2: Đọc lại một số đoạn văn tác giả miêu tả những thay đổi của đất trời khi mùa đông đến. Em có thích những đoạn văn này không? Vì sao?

Câu 3: Hãy nhận xét về nhan đề của văn bản.

Câu 4: Văn bản này viết về đề tài gì? Nêu chủ đề của truyện.


Câu 1: 

– Các em có thể đưa ra nhận xét, đánh giá qua việc trả lời các câu hỏi sau:

+ Vì sao mẹ Hiên mang trả mẹ Sơn chiếc áo bông?

+ Tại sao mẹ Sơn không cho bé Hiện chiếc áo bông cũ mà lại cho mẹ Hiên vay tiền để mua áo cho con?

+ Mẹ Sơn có trách mắng các con không?

+ Bằng cử chỉ ôm các con vào lòng và lời nói: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?”, mẹ Sơn muốn các con hiểu điều gì?

– Qua đó ta thấy được cách cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ; cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện sống khá giả hơn. Với các con, cách cư xử của mẹ Sơn vừa nghiêm khắc vừa ấm áp, yêu thương. Cử chỉ và lời nói của bà giúp các con hiểu rằng: không nên tự tiện lấy áo của mẹ đem cho (mà cần phải xin phép mẹ) nhưng mẹ vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác...

Câu 2: 

Hãy trả lời dựa trên cảm nhận và đánh giá của em.

Ví dụ:

- Em không thích các đoạn văn tả cảnh vì chúng không liên quan đến cốt truyện hoặc khiến tác phẩm trở nên dài dòng,..;

- Em thích các đoạn văn này vì chúng giúp em hiểu về thiên nhiên; hình dung được khung cảnh diễn ra câu chuyện và giúp em cảm nhận về đặc điểm nhân vật Sơn...

* Nếu chưa đưa được ra câu trả lời, hãy làm một số việc dưới đây:

- Phân tích một số chi tiết cho thấy sự quan sát, lối miêu tả rất tinh tế của tác giả: Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét [...]. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên tanh tách dưới nhịp guốc của hai chị em...

=> Thạch Lam đã nắm bắt, tái hiện được sự đổi thay của thời tiết, cảnh vật lúc giao mùa; đồng thời thể hiện được tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Sơn.

- Kết nối các yếu tố: nhan đề truyện, các đoạn văn tả cảnh, miêu tả cảm giác của một em nhỏ về cái lạnh đầu mùa, câu chuyện về chiếc áo bông cũ với chủ đề truyện.

Câu 3:

- Nhan đề “Gió lạnh đầu mùa” được đặt theo cách là lấy tên một sự vật, sự kiện, hiện tượng, hình ảnh cụ thể,… có trong tác phẩm.

- Nhan đề tuy không khái quát nội dung chính của văn bản như cuộc sống nghèo khổ hay tấm lòng nhân hậu, thương cảm nhưng chính việc “gió lạnh” đến là tiền đề, là bối cảnh để phát sinh ra câu chuyện đáng nhớ cho mọi người. Đây là cách đặt nhan đề cho người đọc nhiều lắng đọng.

Câu 4:

- Đề tài của truyện: Tình cảm con người; làng quê; trẻ em.

- Chủ đề của truyện: Tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người trong cuộc sống.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác