Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 cánh diều bài 4: Phải coi luật pháp như khí trời để thở

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Trình bày ngắn gọn lại các câu chuyện trong 2 phần Từ chuyện an toàn lao động và Đến tai nạn giao thông và chỉ ra thông điệp từ mỗi câu chuyện đó.

Câu 2: Trình bày ngắn gọn lại các câu chuyện trong 2 phần Và trò đùa tai hại và Phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở và chỉ ra thông điệp từ mỗi câu chuyện đó.

Câu 3: Hãy nhận xét về tính tổng hợp của văn bản.

Câu 4: Hãy nhận xét về sapo của văn bản.

Câu 5: Cách đặt tên các đề mục của văn bản có gì đặc biệt


Câu 1: 

- Câu chuyện 1: Năm 1996, có một sự việc làm tác giả hú hồn khi đang công tác tại một giàn khoan trên biển. Một nhóm công nhân hút thuốc trong phòng nhưng không dập tắt điếu thuốc cẩn thận khi hút xong. Ngọn lửa bùng lên khi họ ra ngoài nhưng may sao vẫn kịp dập tắt được. => Thông điệp: Chú ý an toàn lao động, không hút thuốc ở những nơi không được phép.

- Câu chuyện 2: Một lần, có một công nhân làm việc ở giàn khoan trên biển, lúc được nghỉ ngơi đã xuống chân đế câu cá nhưng không may trượt chân ngã xuống biển và chết. => Thông điệp: Chú ý an toàn lao động, không được làm những việc được cảnh bảo là nguy hiểm.

- Câu chuyện 3: Con trai một người bạn cũ của tác giả vì được học tiếp thạc sĩ ở Hà Nội mà tổ chức liên hoan. Sau đó, thay vì đi ngủ, anh ta lại cùng một vài người bạn lái xe chạy quanh thành phố trong tình trạng say xỉn để rồi dẫn đến cái chết không thể tránh khỏi. => Thông điệp: Luôn tuân thủ luật giao thông, không uống rượu bia khi tham gia giao thông.

Câu 2: 

- Câu chuyện 1: Một lần, trên một chuyến bay, một hành khách nổi hứng doạ trên máy bay có lựu đạn. Các biện pháp an ninh được áp dụng, chuyến bay thì bị lỡ, hành khách thì sợ hãi. Việc đùa cợt này đã gây ra nhiều thiệt hại. => Thông điệp: Không được thực hiện những trò đùa trong những tình huống quan trọng.

- Câu chuyện 2: Giáo sư Phan Ngọc có một lần dịch cho một vị khách nước ngoài một cái biển có đề “Sống và làm việc theo pháp luật”. Ông khách sửng sốt vì không bao giờ nghĩ lại có một khẩu hiệu kì lạ như vậy. => Thông điệp: Sống và làm việc theo pháp luật là điều tất yếu mà ai cũng phải biết, phải hiểu, không cần phải có khẩu hiệu.

- Câu chuyện 3: Tác giả thường hay dẫn khách đến chơi công viên văn hoá Đầm Sen, công viên được hầu hết mọi người nhận xét là sạch. Sạch một là bởi có những người làm vệ sinh cần mẫn, hai là vì người xả rác bừa bãi sẽ bị xử phạt rất nghiêm. => Thông điệp: Cần xử phạt mạnh tay những người không tuân thủ quy định, pháp luật.

Câu 3: 

- Văn bản đã tổng hợp được nhiều câu chuyện từ nhiều hướng khác nhau (an toàn lao động kém, tai nạn giao thông, đùa không đúng nơi đúng lúc,…) kết hợp với số liệu thực tế (Việt Nam là một trong số nước …), nhận xét từ người nước ngoài (Nga, Pháp). Điều này giúp tác động được nhiều tới tâm lý, ý thức của người đọc, khiến họ thấy được: cần phải tuân thủ pháp luật.

Câu 4: 

- Sapo là đoạn văn in đậm đầu văn bản.

- Sapo được viết theo cách là lấy một ý từ một câu chuyện trong văn bản. Cách triển khai này giống kiểu đặt nhan đề cuốn sách theo tên câu chuyện đầu tiên. Cách đặt nhan đề kiểu này khiến người đọc muốn tiếp tục đọc câu chuyện.

Câu 5: 

- Các đề mục: Từ chuyện an toàn lao động – Đến tai nạn giao thông – Và trò đùa tai hại – Phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở

=> Điểm đặc biệt: Nó có dạng một câu văn với nội dung: 3 đề mục đầu là tiền đề để đi đến kết luận ở đề mục cuối.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác