Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 cánh diều bài 1: Biện pháp lặp cấu trúc

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây.

Đã cho lấy chữ hồng nhan,

Làm cho cho hại cho tàn cho cân!

Đã đày vào kiếp phong trần,

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích dưới đây:

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích dưới đây:

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

[...]

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích dưới đây:

Rau cần, với cải bắp cho một tí rau răm vào, muối xổi, lấy ra ăn với thịt đông hay

kho tàu, nó lạ miệng và có khi thú hơn cả dưa cải nữa... Nhưng ăn cháo ám mà không có rau cần thì hỏng, y như thể là vào một khoảng vườn mà không có hoa, đi trong mùa

xuân mà không thấy bướm.

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích dưới đây:

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.


Câu 1: 

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc có ở:

+ Đã / … / làm cho / … // đã / … / sao cho / …

+ Cho / hại // cho / tàn // cho / cân

- Tác dụng: tạo nhịp điệu cho đoạn thơ đồng thời nhấn mạnh nỗi buồn phải chịu cảnh khổ đau đoạ đầy của nhân vật.

Câu 2: 

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích:

+ Trăng / thương // trăng / nhớ // trăng / ngần //// đàn / buồn // đàn / lặng // đàn chậm

- Tác dụng: Tạo nhịp điệu và tính nhạc cho các câu thơ, nhấn mạnh nỗi ưu tư của nhân vật trữ tình.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích:

+ thuộc địa / của Nhật // thuộc địa / của Pháp

+ từ / tay Nhật // từ / tay Pháp

+ Pháp / chạy // Nhật / hàng // vua Bảo Đại / thoái vị

+ Dân ta / đã đánh đổ / các xiềng xích thực dân / gần một trăm năm nay / để gây dựng nên / nước Việt Nam độc lập // Dân ta / lại đánh đổ / chế độ quân chủ / mấy mươi thế kỉ / mà lập nên / chế độ Dân chủ Cộng hoà.

+ Một dân tộc / đã gan góc / chống ách nô lệ của Pháp / hơn tám mươi năm nay // một dân tộc / đã gan góc / đứng về phe Đồng minh chống phát xít / mấy năm nay.

+ Dân tộc đó / phải được / tự do // dân tộc đó / phải được / độc lập.

+ tinh thần và lực lượng / tính mạng và của cải.

- Tác dụng: Tạo nên nhịp điệu, tính nhạc cho lời văn; làm tách bạch các ý, góp phần vào việc truyền đạt tư tưởng, nôi dung văn bản cho người đọc.

Câu 4: 

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích:

+ vào một khoảng vườn / mà / không có / hoa // đi trong mùa xuân / mà / không thấy / bướm.

- Tác dụng: Góp phần nhấn mạnh nội dung của câu văn.

Câu 5: 

- Đoạn trích không sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác