Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 cánh diều bài 1: Biện pháp lặp cấu trúc

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy nêu khái niệm biện pháp tu từ lặp cấu trúc.

Câu 2: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng phổ biến ở kiểu văn bản nào? Hãy nêu tác dụng và cho ví dụ.

Câu 3: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các trường hợp sau:

  1. a) Tôi muốn tắt nắng đi

          Cho màu đừng nhạt mất

          Tôi muốn buộc gió lại

          Cho hương đừng bay đi.

  1. b) Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.

Câu 4: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây.

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng reo quanh ghế ngồi.

Câu 5: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây.

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Nghĩ mình mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?


Câu 1: 

- Lặp cấu trúc là biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng tính nhạc cho lời văn.

Câu 2: 

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, nhất là trong thơ.

- Biện pháp tu từ này tạo nên ấn tượng đặc biệt về nhịp điệu của đoạn thơ, đoạn văn và làm nổi bật nội dung mà tác giả muốn nhấn mạnh.

- Ví dụ:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Câu 3: 

  1. a) Cấu trúc lặp: Tôi muốn … cho … đừng …
  2. b) - “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một.” => Cấu trúc lặp: … Việt Nam là một.

- “Sông có thể cạn, núi có thể mòn” => Cấu trúc lặp: … có thể …

 

Câu 4

- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc có ở:

+ Khi / tỉnh rượu // lúc / tàn canh

+ … sao … (bốn câu cuối)

+ dày / gió // dạn / sương

+ bướm / chán // ong / chường

- Tác dụng: Tạo ra nhịp điệu cho đoạn thơ đồng thời góp phần diễn tả sự đối lập quá khứ - hiện tại, diễn tả sự giày vò, đau đớn trong tâm hồn Thuý Kiều.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác