Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 8 kết nối bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Theo em, vì sao liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hãy cho biết thái độ phân biệt chủng tộc của người Anh đối với người Ấn Độ được thể hiện như thế nào?
Lo Kít-chen-nơ (Lord Kitchener), Tổng Tư lệnh quân đội Anh ở Ấn Độ nói:
“Ý thức về tính ưu việt vốn có của người châu Âu đã mang đến chiến thẳng cho chúng ta tại Ấn Độ. Dù cho dân bản địa được giáo dục tốt và thông minh đến đâu, và dù anh ta có thể chứng tỏ sự dũng cảm đến đâu, tôi tin rằng không có cấp bậc nào mà chúng ta có thể ban cho anh ta để anh ta có thể được xem là ngang hàng với sĩ quan Anh”.
(M. Lít-theo, Lịch sử thế giới: Nhận thức về quá khứ 2009, trang 794)
Câu 3: Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Câu 4: Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.
Câu 1:
Liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì: vào thời gian này, phong trào đấu tranh chống Pháp đang rất phát triển ở cả 3 quốc gia. Đây là những biểu hiện bước đầu của liên minh chiến đấu 3 dân tộc chống kẻ thù chung.
Câu 2:
Thái độ phân biệt chủng tộc của người Anh đối với người Ấn Độ được thể hiện qua đoạn tư liệu: tìm cách khơi gợi sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo Ấn Độ, thi hành chính sách “ngu dân”.
Câu 3:
Nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
- Diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.
- Đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
Câu 4:
Những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ:
- Kinh tế giảm sút.
- Đời sống nhân dân bị bần cùng.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh hết sức sâu sắc.
Bình luận