Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 8 kết nối bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Theo em, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 2: Hãy lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại nổi bật của đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ

Câu 3: Chỉ ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc.

 


Câu 1: 

- Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc: chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn chủ nghĩa độc quyền của chủ nghĩa tư bản, bao gồm các đặc điểm

+ Kinh tế:

  • Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền.
  • Tư bản tài chính và đầu cơ tài chính.
  • Xuất khẩu tư bản.

+ Chính trị:

  • Có sự phân chia thế giới về kinh tế.
  • Xuất hiện sự phân chia thế giới về lãnh thổ.

+ Là giai đoạn phát triển tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Trong tình hình mới, chủ nghĩa tư bản không chỉ thể hiện ở dạng chủ nghĩa đế quốc mà còn thể hiện ở dạng chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Đặc trưng quan trọng nhất: Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền.

Câu 2: 

- Giống nhau: đều là các nước đế quốc với nền kinh tế phát triển, sở hữu các công ty độc quyền lớn và có nhiều thuộc địa.

 - Khác nhau:

 

Anh

Pháp

Đức

Mỹ

Kinh tế

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

 

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

 

 

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh); từ năm 1870, Pháp tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp)’

 

- Khi hoàn thành thống nhất (1871), Đức vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

 

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép, … chi phối nền kinh tế Đức.

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, Mĩ vươn lên vị trí số 1 thế giới.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu

Chính sách đối ngoại

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh).

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già” (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh

Câu 3: 

Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc:

- Là các nước đế quốc với nền kinh tế phát triển.

-Sở hữu các công ty độc quyền lớn.

- Có nhiều thuộc địa.

Câu 4: 

Trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường, thuộc địa, vì: đối với các nước đế quốc, thị trường và thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Cụ thể:

- Là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, phục vụ cho sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc.

- Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nước đế quốc.

- Là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác