Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 8 chân trời bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Vì sao những cải cách của các sĩ phu yêu nước không được thực hiện.
Câu 2: Trước những bản cải cách do các sĩ phu yêu nước dâng lên, vua Tự Đức đã có những hành động như thế nào, những hành động đó đã được làm một cách triệt để hay chưa?
Câu 3: Nêu những nội dung chính trong cải cánh của nguyễn trường tộ, em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách của ông.
Câu 4: Mặc dù không được thực hiện nhưng những trào lưu cải cách đã để lại ý nghĩa, tầm ảnh hưởng như thế nào?
Câu 5: Những hạn chế của những bản cải cách được dâng lên triều đình lúc bấy giờ là gì?
Câu 1:
- Muốn cải cách thành công phải có sự đồng thuận từ trên xuống; quyết tâm của người lãnh đạo; ủng hộ của quần chúng nhân dân.
- Phải có những điều kiện thuận lợi đảm bảo cho công cuộc cải cách giành thắng lợi; những đề nghị cải cách phải phù hợp với đất nước.
- Các đề nghị cải cách nói trên còn mang tính lẻ tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại; giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt nam là nhân dân ta với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.
- Cải cách Duy tân cuối thế kỉ XIX, thiếu sự quyết tâm của triều đình, do triều đình Nguyễn còn bảo thủ, không chịu thích ứng với hoàn cảnh, không chịu thay đỏi trước những biến đổi của thời đại.
- Điều này làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc không có lối ra.
- Hơn nữa, những đề nghị cải cách chưa đủ khả năng thắng tư tưởng bảo thủ.
- Dù không thực hiện được, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ.
- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời.
Câu 2:
Trước những bản cải cách được sĩ phu yêu nước dâng lên triều đình mong để cải tiến đất nước, vua Tự Đức cũng đã triển khai cải cách một số lĩnh vực như khai mỏ, mua tàu máy hơi nước, cử người đi học ngoại ngữ, học nghề, chiêu mộ nhân tài biết kĩ nghệ, biết tiếng nước ngoài,… Tuy nhiên những việc làm của nhà vua lại chỉ mang tính nửa vời, chưa mang lại được các kết quả xác thực.
Câu 3:
-Nội dung chính trong đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ :
+ Từ năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã dâng lên Triều đình 30 bản điều trần, bao gồm những nội dung cơ bản : chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công - nông - thương nghiệp, chỉnh đốn võ bị, đoàn kết lương giáo, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
-Nhận xét :
+Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ là sự kết hợp của 3 yếu tố : kính chúa, yêu nước, kiến thức sâu rộng do ông được đi ra nước ngoài từ sớm nên có cái nhìn thức thời, tiến bộ
+Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập tới những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,ngoại giao, tôn giáo.
+Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ, trong đó có những đề nghị có thể thực hiện được.
Ví dụ: Thay đổi chứng kiến, quan niệm, khai thác nguồn lực của các nước, của dân, chấn chỉnh giáo dục ... không đòi hỏi quá nhiều tiền của mà chỉ cần đòi quyết tâm vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên thực tế không diễn ra như vậy.
Câu 4:
Mặc dù không thực hiện được nhưng những ý tưởng cải cách của các sĩ phu yêu nước đã để lại những ý nghĩa:
+ Đã gây được tiếng vang lớn, đánh vào những tư tưởng bảo thủ của mọi người lúc bấy giờ.
+ Phản ánh trình độ của người Việt Nam lúc bấy giờ, hiểu biết thức thời.
Câu 5:
Những hạn chế của các phong trào cải cách cuối thế kỉ XIX:
+ Các đề nghị cải cách vẫn mang tính lẻ tẻ, rời rạc.
+ Không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân và địa chủ phong kiến.
Bình luận